Ai bắt buộc phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú?
Nếu đi khỏi nơi cư trú thì người nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng với chính quyền? Để giải đáp câu hỏi này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật cư trú năm 2006;
- Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013;
Người nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú?
Theo quy định tại Điều 32 Luật cư trú năm 2006, các đối tượng sau đây bị bắt buộc phải khai báo tạm vắng bao gồm:
+ Với người đi khỏi nơi cư trú 01 ngày trở lên phải khai báo tạm vắng:
- Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ;
- Người đang bị quản chế; đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
+ Với người đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng trở lên phải khai báo tạm vắng
Thường áp dụng đối với người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú.
Như vậy có thể hiểu rằng, nếu người có nhu cầu đăng ký tạm trú tại địa phương khác khi đi khỏi nơi thường trú mà không thuộc các trường hợp trên thì không bắt buộc phải khai báo tạm vắng.
Thủ tục khai báo tạm vắng
+ Hồ sơ gồm có những giấy tờ sau:
– Phiếu khai báo tạm vắng;
– Sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý đối với người đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên phải khai báo tạm vắng
– Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
+ Nộp hồ sơ khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú
+ Chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận kết quả trong ngày nộp hồ sơ, trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết sẽ là gày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì thủ tục khai báo tạm vắng không thu tiền lệ phí.
Đối với các trường hợp cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 100 – 300 nghìn đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Ai bắt buộc phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!