Bình đẳng giới là gì và ý nghĩa của luật bình đẳng giới
Bình đẳng giới là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Vậy bình đẳng giới là gì và ý nghĩa của luật bình đẳng giới như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bình đẳng giới là gì?
Theo quy định tại điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Bình đẳng giới được hiểu là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, theo đó, phụ nữ và nam giới có vị trí và vai trò, được đối xử và được hưởng thụ ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Ý nghĩa của luật bình đẳng giới
Với quy định như vậy, quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:
- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
- Bạo lực trên cơ sở giới;
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực
– Trong lĩnh vực chính trị, được quy định như sau:
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức;
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
– Trong lĩnh vực kinh tế, được quy định như sau:
Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
– Trong lĩnh vực lao động, được quy định như sau:
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác;
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Bình đẳng giới là gì và ý nghĩa của luật bình đẳng giới. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!