Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Các biện pháp ngăn chặn là một nội dung quan trọng trong tố tụng hình sự. Vậy biện pháp ngăn chặn là gì và các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Biện pháp ngăn chặn là gì?
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự với những mục đích chính sau đây:
- Kịp thời ngăn chặn được tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;
- Bảo đảm việc thi hành án
Ai có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn?
Những người sau đây có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình, những người khác có thẩm quyền áp dụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
1, Biện pháp bắt
Bao gồm các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải được tiến hành theo đúng quy định về thẩm quyền bắt người và phải lập biên bản về việc bắt người, đồng thời thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.
2, Biện pháp tạm giữ
Được áp dụng trong trường hợp người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tổng thời gian tạm giữ là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Khi bị tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay.
3, Biện pháp tạm giam
Được áp dụng trong các trường hợp sau: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự đã quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Trường hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
4, Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
Chỉ áp dụng với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Trong quá trình áp dụng biện pháp này chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ.
5, Biện pháp bảo lĩnh
Đây là biện pháp thay thế cho biện pháp tạm giam – do một chủ thể khác đứng ra bảo lĩnh. Nếu chủ thể nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
6, Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
Đây là biện phạm để thay thế biện pháp tạm giam. Nếu bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong tố tụng hình sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!