Các vấn đề pháp lý về chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là một vấn đề thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Pháp luật quy định ra sao về việc chuyển giao công nghệ? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp những thắc mắc này.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Chuyển giao công nghệ là gì?
Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Bao gồm có chuyển giao quyền sở hữu công nghệ và quyền sử dụng công nghệ.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Ai có quyền chuyển giao công nghệ?
Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm có các chủ thể sau đây:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
- Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Đối tượng của chuyển giao công nghệ
Đối tượng của chuyển giao công nghệ bao gồm có:
- Bí quyết kỹ thuật
- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
- Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ
Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích việc chuyển giao công nghệ đối với các đối tượng công nghệ cao, tiên tiến mà tạo ra được sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, bảo vệ sức khỏe con người… Và hạn chế chuyển giao đối tượng công nghệ chuyển giao nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc; bảo vệ động, thực vật, tài nguyên môi trường…
Lưu ý: Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao đó là công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường; hoặc tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội….
Hình thức chuyển giao công nghệ
Các hình thức chuyển giao công nghệ bao gồm có:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
- Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng nhượng quyền thương mại; hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
- Các hình thức chuyển giao khác theo luật định.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
– Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
– Các nội dung thể hiện:
+ Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
+ Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
+ Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
+Phương thức chuyển giao công nghệ;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
+ Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
+ Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
+ Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
+ Phạt vi phạm hợp đồng;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp;
+ Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật
– Hợp đồng chuyển giao công nghệ cần tiến hành đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm: Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trên đây là Các vấn đề pháp lý về chuyển giao công nghệ mà Luật Nhân Dân chia sẻ. Nếu còn những vướng mắc về chuyển giao công nghệ hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!