Cách đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo chuẩn năm 2024
Dấu treo và dấu giáp lai là gì? Mục đích của đóng dấu treo và dấu giáp lai? Quy định về cách đóng dấu treo và dấu giáp lai như thế nào? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
– Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
– Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh
– Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về công tác văn thư
Dấu giáp lai là gì và mục đích đóng dấu giáp lai
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV: Dấu giáp lai là việc sử dụng con dấu đóng lên phần lề trái hoặc lề phải của tập tài liệu sao cho đảm bảo hình tròn của con dấu được đóng nên trên bề mặt của các tờ giấy đường xếp chồng lên nhau. Dấu giáp lai được sử dụng tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán có từ 2 tờ trở lên ( 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt). Việc đóng dấu giáp lai trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo.
Mục đích của đóng dấu giáp lai nhằm tránh việc thay đổi các nội dung trong tài liệu được trình hoặc được nộp trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình nộp hồ sơ tài liệu cho các cơ quan chức năng của nhà nước. Việc đóng giấu giáp lai góp phần đảm bảo sự khách quan của tài liệu, tránh việc thay thế hoặc cố tình làm sai lệch kết quả đã đăng ký trước đó.
Dấu treo là gì và mục đích đóng dấu treo
Dấu treo là dấu dùng để đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc trong các văn bản đính kèm (phục lục). Dấu treo sử dụng cho các loại văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ cơ quan, tổ chức, hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.
Mục đích đóng dấu treo lên văn bản nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một phần, một bộ phận không thể tách rời văn bản chính và để tránh việc làm giả con dấu, cũng như là làm giả các giấy tờ, tài liệu kèm theo văn bản chính.
Hướng dẫn cách đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo theo quy định
1. Cách đóng dấu giáp lai
Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
Lưu ý: mỗi dấu chỉ được đóng tối đa 05 trang văn bản.
Việc đóng dấu giáp lai nhằm tránh việc thay đổi các nội dung trong tài liệu được trình hoặc được nộp trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình nộp hồ sơ tài liệu cho các cơ quan chức năng của nhà nước. Từ đó góp phần đảm bảo sự khách quan của tài liệu, tránh việc thay thế hoặc cố tình làm sai lệch kết quả đã đăng ký trước đó.
2. Cách đóng dấu treo
Dấu treo được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính), vì thông thường tên của cơ quan, tổ chức được viết phía trên bên trái và trên đầu. (theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP).
Việc đóng dấu treo lên văn bản nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một phần, một bộ phận không thể tách rời văn bản chính và nhằm tránh việc làm giả con dấu, cũng như là làm giả các giấy tờ, tài liệu kèm theo văn bản chính.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Hướng dẫn cách đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo chuẩn năm 2024. Nếu còn những vướng mắc về luật doanh nghiệp hay các vấn đề liên quan hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!