Cách phân biệt cán bộ, công chức và viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hay vị trí làm việc song nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn. Sau đây là cách phân biệt cán bộ, công chức và viên chức mà Luật Nhân Dân chia sẻ để các bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2012;
- Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Luật viên chức năm 2010 do Quốc hộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010.
Phân biệt cán bộ, công chức với viên chức
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức | Viên chức |
Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh , trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. | Là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định | Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật | |
Nguồn gốc | Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế | Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế | Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng |
Thời gian tập sự | không phải tập sự | Từ 06 tháng đến 12 tháng tùy vào trường hợp tuyển dụng | Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc. |
Tính chất công việc thực hiện | Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý; nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công. Thực hiện theo nhiệm kỳ | Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý
– Thực hiện công vụ thường xuyên |
Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu |
Chế độ lương | Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Nơi làm việc | Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội | Cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát | Các Đơn vị sự nghiệp công lập |
Ví dụ | Thủ tướng, Chánh án tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao… | Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Thẩm phán; Thư ký tòa án… | Bác sĩ, Giáo viên; Giảng viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp… |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cách phân biệt cán bộ, công chức với viên chức. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!