Cách tính chi phí bảo hiểm công trình xây dựng chuẩn nhất năm 2025
Bảo hiểm công trình xây dựng nhằm giảm bớt những rủi ro trong quá trình xây dựng của các chủ đầu tư, nhà thầu. Dưới đây là hướng dẫn cách tính chi phí bảo hiểm công trình xây dựng chuẩn nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo và áp dụng.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2015;
- Thông tư 329/2016/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2016;
- Luật xây dựng năm 2014;
Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?
- Bảo hiểm công trình xây dựng được xem là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Khi công trình xảy ra rủi ro, tổn thất thì được bồi thường cho người thứ ba, đó là người không thuộc công trình cũng hoặc nhà đầu tư.
- Theo quy định của Luật xây dựng năm 2014, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm có bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, bảo hiểm người lao động; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba; Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
Chủ thể phải mua bảo hiểm công trình xây dựng
Theo quy định tại Thông tư 329/2016/TT-BTC , chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình nếu phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng cho các công trình sau:
- Công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;
- Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường;
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
Cách tính chi phí bảo hiểm công trình xây dựng
Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính như sau:
( Phí bảo hiểm công trình) = (Giá trị công trình) x (Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Trong đó, tỷ lệ phí phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát. Tỷ lệ phí là mức phần trăm do Bộ tài chính quy định và được thể hiện rõ trong phụ lục 7 Thông tư 329/2016/TT-BTC.
Cụ thể đối với công trình được bảo hiểm đó là các công trình dân dụng (như nhà ở; Công trình công cộng); Công trình công nghiệp ( công trình sản xuất vật liệu xây dựng; Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (lộ thiên)…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cách tính chi phí bảo hiểm công trình xây dựng chuẩn và mới nhất năm 2025. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!