Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất năm 2024
Phụ cấp độc hại là khoản tiền mà người lao động được nhận khi làm việc ở trong môi trường độc hại. Sau đây là cách tính mức phụ cấp độc hại cho người lao động, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ nội vụ ban hành ngày 05 tháng 1 năm 2005;
- Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2015;
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2013.
Phụ cấp độc hại là gì?
Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Cách tính mức phụ cấp độc hại cho người lao động
1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức
– Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại dành co cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.
+ Hiện nay, mức phụ cấp cụ thể theo các mức như sau:
- Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;
- Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;
- Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;
- Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.
+ Thời gian tính phụ cấp như sau: Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.
2) Đối với người lao động làm trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH:
- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%
- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 7% và cao nhất bằng 15%.
- Thời gian tính phụ cấp như sau: Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.
3. Đối với những người lao động khác
Theo quy định tại điều 102 Bộ luật lao động năm 2012, chế độ phụ cấp, trong đó có chế độ phụ cấp độc hại sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Phụ cấp độc hại có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phục cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
…
Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động mới nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
EM MUỐN HỎI VỀ VIỆC TRỢ CẤP CHO NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM TẠI CÁC NHÀ MÁY SẢN SUẤT KHÔNG THUỘC NHÀ NƯỚC THÌ CÓ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VÀ SỐ TIỀN TRỢ CẤP LÀ BAO NHIÊU Ạ