Cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công mới nhất năm 2024
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công được tính như thế nào? Sau đây là công thức cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công mới nhất năm 2024 mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp luật
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế TNCN được hiểu là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC căn cứ để xác định thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể, được xác định bằng Thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sau đây:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh;
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm: cá nhân cư trú và cá nhân cư trú – lưu ý rằng, chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.
Chỉ người có thu nhập > 09 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 12,6 triệu đồng/tháng).
Công thức tính và trình tự tính thuế thu nhập cá nhân
1. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
*(Thuế thu nhập cá nhân phải nộp) = (Thu nhập tính thuế) x (Thuế suất)
Trong đó:
**(Thu nhập tính thuế) = (Thu nhập chịu thuế) – (Các khoản giảm trừ)
***(Thu nhập chịu thuế) = (Tổng thu nhập) – (Các khoản được miễn)
2. Trình tự tính thuế thu nhập cá nhân
Bước 1. Tính tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (***)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (**)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (*)
Các phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Có 3 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:
- Tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Tính khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
- Tính khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.
Tổng thu nhập từ tiền lương và tiền công
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, gồm có:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp theo quy định;
– Tiền thù lao nhận được
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các khoản được giảm, miễn trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
1. Các khoản được miễn thuế từ tiền lương, tiền công
Theo quy định tại Điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế là khoản thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Gồm có:
- Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
- Tổ chức và cá nhân trả thu nhập sẽ phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động.Theo đó, bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, một số các khoản được miễn khác như Tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền điện thoại…của người lao động.
2. Các khoản được giảm trừ khi tính thuế
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ được xác định cụ thể như sau:
TT | Loại giảm trừ | Mức giảm trừ |
1 | Mức giảm trừ gia cảnh | |
Đối với người nộp thuế. | – 09 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. | |
Đối với mỗi người phụ thuộc. | – 3,6 triệu đồng/tháng. | |
2 | Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện | |
– Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. | – Theo tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm vào lương của người lao động:
+ BHXH: 8%; + BHYT: 1.5%; + BHTN: 1%. |
|
– Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện
|
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm). | |
3 | Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học | |
Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa. | – Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
– Phải có tài liệu chứng minh. |
|
Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP. |
Điều kiện để được tính giảm gia cảnh cho người phụ thuộc
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Phải có hồ sơ chứng minh và đăng ký người phụ thuộc.
(Đối tượng – người phụ thuộc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
»Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2020
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công mới nhất năm 2024. Nếu còn những về thuế TNCN hoặc các vấn đề liên quan cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!