Điều kiện và mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động
Pháp luật quy định về điều kiện và mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012;
Đối tượng nào được bồi dưỡng bằng hiện vật?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH thì chỉ những lao động mà làm việc trong các điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại mới được bồi dưỡng bằng hiện vật.
Chế độ bồi dưỡng này thuộc về trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có sử dụng những lao động nằm trong đối tượng này.
Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, có quy định về các điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, gồm có:
– Làm nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. (Để có thể xác định được các yếu tố này thì cần được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế)
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
Thứ nhất là Mức 1: 10.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại IV, gồm có:
– Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
– Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Thứ hai là Mức 1: 15.000 đồng với một số công việc thuộc điều kiện lao động loại IV và loại V:
Với lao động loại IV, cần:
- Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm;
Với lao động loại V, cần:
+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
+ Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Thứ ba là Mức 3: 20.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại V và loại VI:
Với lao động loại V, cần:
+ Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm;
Với lao động loại VI, cần:
+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;
+ Trực tiếp tiếp xúc với các gây bệnh truyền.
Thứ tư là Mức 4: 25.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại VI, cần:
+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm;
+ Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Điều kiện và mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động. Nếu còn những vướng mắc liên quan về luật lao động hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!