Chế độ người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động mới nhất
Tai nạn lao động là một trong những rủi ro người lao động có thể gặp phải khi thực hiện công việc theo hợp đồng. Vậy khi bị tai nạn lao động người lao động được hưởng chế độ gì? Giờ hãy cùng tìm hiểu những quyền lợi mà người lao động được hưởng qua bài viết sau cùng Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Tai nạn lao động là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 142 Bộ luật lao động năm 2012, tai nạn lao động được định nghĩa như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Bên cạnh đó, Khoản 8 Điều 3 của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định rằng: “ tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Người lao động được hưởng chế độ gì khi bị tai nạn lao động?
Khi bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi như sau:
Thứ nhất, Người sử dụng lao động và bảo hiểm y tế sẽ đồng chi trả chi phí cứu chữa bệnh.
Căn cứ theo điều 144 của Bộ luật dân sự năm 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó là:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Trong thời gian phải nghỉ việc để điều trị và chạy chữa bệnh thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng đã ký kết.
- Được người sử dụng lao động bồi thường theo tỷ lệ thương tật mà người lao động mắc phải, cụ thể như sau:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Trong trường hợp mà do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức khi được bồi thường với trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Thứ hai, Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm xã hội
Khi đáp ứng được các điều kiện sau đây thì người lao động được hưởng trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Tùy vào từng trường hợp- mức suy giảm khả năng lao động khác nhau mà người lao động sẽ có thể được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần (Theo điều 48 Bộ Luật lao động năm 2012)hoặc hàng tháng theo quy định tại điều 49 bộ luật lao động năm 2012
Thứ ba, Người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động
Quyền lợi này của người lao động được quy định trong luật an toàn lao động 2015,
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị…”
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân về Tai nạn lao động là gì và chế độ người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!