Chức năng, quyền hạn của cán bộ, công chức địa chính
Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức địa chính – mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật cán bộ, công chức năm 2008;
- Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2019;
Công chức địa chính là gì?
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008: công chức được xác định bao gồm những công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp huyện; của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) và những người nằm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức là những người nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (áp dụng đối với công chức trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập).
Và công chức địa chính là chức danh viết tắt của công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường;
Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nói chung
+ Quyền hạn:
Mực 2 Chương II Luật công chức năm 2008 quy định về quyền hạn mà công chức được hưởng gồm có:
− Được hưởng các quyền lợi đảm bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;
− Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Gồm có:
- Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;
- Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
- Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;
− Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;
− Được đảm bảo về các quyền theo quy định của pháp luật về công chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
+ Nghĩa vụ:
− Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ: Công chức phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác; thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
− Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân, cụ thể như sau:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;
- Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;
- Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;
- Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.
− Nhiệm vụ và chức trách của công chức địa chính cấp xã
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức địa chính cấp xã có những nhiệm vụ sau đây:
“ a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cán bộ, công chức địa chính có chức năng, quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!