Có được nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi không?
Mẹ kế hay cha dượng có được phép nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi không? Để giải đáp được vấn đề này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân Việt Nam.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi,lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 07 năm 2016;
Có được phép nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi không?
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền nuôi con nuôi được Luật bảo vệ. Cụ thể tại Điều 3 Luật nuôi con nuôi và Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên được lựa chọn gia đình nhận trẻ em làm con nuôi theo thứ tự sau đây:
- Cha dượng, mẹ kế;
- Cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Như vậy, cha mẹ nuôi và con nuôi cần đáp ứng được các điều kiện luật định thì mới được phép nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng được 05 điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất; Có tư cách đạo đức tốt; Không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi.
Do đó, khi con nuôi dưới 18 tuổi và mẹ kế cha dượng đáp ứng được các điều kiện luật định thì họ được nhận nuôi con nuôi.
Hồ sơ nhận nuôi con nuôi mà cha dượng, mẹ kế cần chuẩn bị
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, về tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Mức lệ phí tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi
- Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP, đối với trường hợp mẹ kế, cha dượng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký. Còn nếu đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì được giảm 50%.
- Do đó, tùy thuộc vào việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hay nhận nuôi con nuôi không có yếu tố nước ngoài sẽ được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký theo quy định cụ thể.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Có được phép nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi không. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!