Có việc làm vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp có vi phạm pháp luật không?
Người lao động được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Trường hợp người lao động đã đi làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp có vi phạm pháp luật hay không? Để giải đáp vấn đề này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết Luật Nhân Dân chia sẻ dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 03 năm 2015;
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số Điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng do Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2015;
Trường hợp nào người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:
“1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động…..”
Theo đó, nếu người lao động đã có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc….”
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về thắc mắc Có việc làm vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp có vi phạm pháp luật không? Nếu còn những vướng mắc về luật lao động hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!