Đại diện thương mại là gì và đặc điểm của đại diện thương mại
Đại diện thương mại là nội dung quan trọng trong luật thương mại. Vậy đại diện thương mại là gì và những đặc điểm của đại diện thương mại? Mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Đại diện thương mại là gì?
Đại diện thương mại hay còn gọi đại diện thương nhân được quy định tại khoản 1 điều 141 Luật thương mại, theo đó: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Đặc điểm của đại diện thương mại
- Xét về bản chất, đại diện thương mại là quan hệ trung gian thương mại, đại diện theo sự ủy quyền. Theo đó, nó chỉ diễn ra khi một chủ thể có nhu cầu giao công việc cho chủ thể khác để thay mình thực hiện công việc.
- Chủ thể bao gồm bên đại diện (đây là bên có quyền thực hiện hoạt động trung gian thương mại, cung ứng dịch vụ) và bên giao đại diện (là bên có quyền thực hiện các hoạt động thương mại nhất định theo quy định của pháp luật và tiến hành ủy quyền công việc cho một thương nhân khác.)
- Khi có sự xuất hiện của người thứ ba, thì bên đại diện thương mại sẽ nhân danh bên giao dịch với chủ thể thứ ba và việc giao dịch với bên thứ ba sẽ do bên phía đại diện thực hiện thông qua sự ủy quyền của bên giao đại diện.
- Về mục đích hoạt động: Với mục đích cơ bản là sinh lời, vì thế, quan hệ đại diện thương mại luôn mang tính song vụ, đền bù.
- Các bên có thể thỏa thuận về nội dung và phạm vi của hoạt động đại diện thương mại, theo đó nội dung phạm vi đại diện gắn bó với các hoạt động thương mại. Thực tế, hoạt động đại diện thương mại khác rộng về phạm vi, được tiến hành trong suốt quá trình đại diện, không giới hạn ở một vụ việc cụ thể nào. bên đại diện được có thể được ủy quyền tiến hành một hoặc nhiều hoạt động từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư như nghiên cứu thị trường, lựa chọn, đàm phán với đối tác đến giai đoạn ký kết, thực hiện hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý của quan hệ đại diện thương mại chính là bản hợp đồng đại diện thương mại – hợp đồng dịch vụ trung gian thương mại. Trên cơ sở bên cung cấp dịch vụ thương mại là bên đại diện, bên sử dụng dịch vụ là bên giao đại diện. Về hình thức, hợp đồng đại diện thương mại bắt buộc phải được thành lập văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản cụ thể về phạm vi đại diện, thời hạn, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về câu hỏi Đại diện thương mại là gì và những đặc điểm của đại diện thương mại. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!