Đăng ký kết hôn ở đâu? Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn?
Nơi đăng ký kết hôn ở đâu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn? Mất bao lâu thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý:
Địa điểm đăng ký kết hôn ở đâu?
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Điểm a, b, c, d, e Khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014:
“Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử. ”
Căn cứ theo quy định trên, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cả nam và nữ đều phải có mặt và mang theo đầy đủ những giấy tờ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn về những giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn, các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn gồm:
– Bản chính một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của mình.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. Đối với trường hợp đã từng kết hôn thì phải nộp thêm Quyết định ly hôn của Tòa án.
Lưu ý:
- Trường hợp một trong hai bạn không thể có mặt khi đăng ký kết hôn vì các lý do chính đáng thì phải chuẩn bị một tờ đơn xin vắng mặt, trong đơn trình bày rõ lý do không thể đến, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người vắng mặt cư trú. Nhưng bạn cần liên hệ trước với Ủy ban nhân dân xã M để biết chắc lý do vắng mặt chính đáng và được chấp nhận.
- Nếu một trong hai bạn đang trong thời gian công tác, học tập hay lao động nước ngoài về nước kết hôn thì phải được sự xác nhận của Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Nếu một trong hai bạn, hoặc cả hai đang công tác trong quân đội thì phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND xã/phường nơi đơn vị đóng quân cấp.
- Nếu một trong hai bạn đã có vợ /chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết, thì phải nộp bản sao quyết định của tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.
Mất bao lâu thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?
Trong thời hạn 5 – 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Đăng ký kết hôn ở đâu? Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn? Nếu còn những vướng mắc về thủ tục kết hôn hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!