Điều kiện và thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế mới nhất năm 2024
Theo quy định pháp luật, để thành lập nên tập đoàn kinh tế cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Sau đây là các điều kiện để thành lập tập đoàn kinh tế mới nhất năm 2024, mời bạn đọc tham khảo với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 69/2014/ NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2014;
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
Tập đoàn kinh tế là gì?
Theo quy định tại điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2014:
“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”
Điều kiện để thành lập tập đoàn kinh tế
1. Điều kiện để trở thành tập đoàn kinh tế:
Các tổng công ty nhà nước cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Kinh doanh và có lãi trong 03 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn làm công ty nòng cốt;
- Được đánh giá đạt mức độ bảo đảm an toàn về tình hình tài chính;
- Chất lượng của nguồn nhân lực, năng suất, hiệu quả lao động phải đạt được trình độ cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngày, lĩnh vực;
- Thiết bị, công nghệ sản xuất đạt mức độ hiện đại;
- Quản lý có hiệu quả các cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác;
- Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và hoạt động ở nước ngoài.
2. Điều kiện thành lập mới tập đoàn kinh tế
– Các tập đoàn kinh tế cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, các dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế
- Có khả năng tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
– Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Vốn điều lệ của công ty mẹ không được thấp hơn 10.000 tỷ đồng;
- Nguồn nhân lực phải có đủ trình độ, với kinh nghiệm cao và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan;
- Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác
- Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
– Tập đoàn kinh tế có tối thiểu 50% công ty con hoạt động ở nhữn gkhaau then chốt, vốn điều lệ ở các công ty con này công ty mẹ phải giữ tối thiểu 60%;
Thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế
Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về Tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:
“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật”.
Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ củasử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Các đối tượng không được góp vốn vào doanhcông ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều này”.
=>Theo quy định trên, việc thành lập một tập đoàn bắt đầu từ việc thành lập các doanh nghiệp. Sau đó, khi bạn muốn thành lập Tập đoàn, công ty bạn thành lập sẽ đầu tư vào các công ty khác, nắm quyền chi phối, đó sẽ là các công ty con.
Hồ sơ thành lập công ty:
* Đối với thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần thì hồ sơ bao gồm: (Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hồ sơ bao gồm: (Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Nơi nộp hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Thời hạn cấp:
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Một số tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam hiện nay
– Khối nhà nước có: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn than khoáng sản…
– Khối tư nhân có: Tập đoàn FPT, tập đoàn FLC, tập đoàn VINGROUP…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế mới nhất theo quy định năm 2024. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!