Đơn trình bày nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn
Khi ly hôn có bắt buộc phải lấy ý kiến của con từ 7 tuổi trở lên muốn sống với cha hay mẹ không và mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con như thế nào? Dưới đây là giải đáp của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời các bạn tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên có bắt buộc không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn); Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn): Để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên; phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Như vậy, khi ly hôn trong mọi trường hợp (các vụ án ly hôn và việc ly hôn thuận tình quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) liên quan đến vấn đề nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì thủ tục lấy ý kiến để xét nguyện vọng của con (muốn sống với cha hay sống với mẹ) là bắt buộc.
Hình thức lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên
Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ.
Việc lấy ý kiến được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn.Có Tòa án yêu cầu cha mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai (thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ) ngoài trụ sở Tòa án. Bên cạnh đó cũng có trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con.
Tại địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.
Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con đủ 7 tuổi trở lên khi vợ chồng ly hôn
Luật Nhân Dân giới thiệu mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con đủ 7 tuổi để bạn tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–o0o————–
…………………., ngày … tháng … năm …
ĐƠN TRÌNH BÀY
(Về nguyện vọng của con nếu bố mẹ ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận…………- Tỉnh/Thành phố………………
Cháu là: …………………………… Sinh ngày: ……/……/……
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………..
Nơi ở hiện nay: …………………………………………………
Hiện là học sinh lớp …………… Trường ……………………………..
Là con bố: ……………………… Con mẹ: …………………………………
Nội dung trình bày:
(Trình bày nguyện vọng của con)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
(Ví dụ: Nếu sau này, bố mẹ con ly hôn, con có mong muốn được ở với mẹ)
Kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng của cháu để cháu có thể ở với………
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bố ký, ghi rõ họ tên:
Mẹ ký, ghi rõ họ tên: |
Người trình bày
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải về mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con đủ 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn tại đây:
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Đơn trình bày nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi khi cha mẹ ly hôn. Nếu còn những vướng mắc về thủ tục ly hôn hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
» LIÊN HỆ NGAY #1 Dịch vụ tư vấn giải quyết ly hôn nhanh trọn gói «
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!