Hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực dự thầu gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực dự thầu là gì, bao gồm những giấy tờ gì là câu hỏi thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật đấu thầu năm 2013;
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2014;
Hồ sơ dự thầu là gì, gồm những giấy tờ gì?
- Theo quy định tại nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu là toàn bộ các giấy tờ, tài liệu do do thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Thành phần của hồ sơ dự thầu
Gồm có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, giấy ủy quyền ký đơn dự thầu
- các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;
- tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm;
- đề xuất về kỹ thuật; về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu.
Theo đó, hồ sơ được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng được nội dung sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- Hiệu lực hồ sơ dự thầu đáp ứng được yêu cầu;
- Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tu cách là nhà thầu chính
- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu
- Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Lưu ý, với hồ sơ đánh giá năng lực và kinh nghiệm cần đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; và nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm cũng phải đáp ứng được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Hồ sơ năng lực dự thầu là gì, gồm những giấy tờ gì?
Nếu khái niệm “hồ sơ dự thầu” được quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, thì khái niệm về “hồ sơ năng lực dự thầu” lại không được quy định tại bất cứ văn bản nào. Tuy nhiên ta có thể hiểu “hồ sơ năng lực dự thầu” là những tài liệu về nhà thầu, trong đó chứng minh về năng lực, kinh nghiệm, tư cách của nhà thầu cho thấy khả năng của nhà thầu này đủ điều kiện để tham gia gói thầu này.
Về cơ bản, hồ sơ năng lực dự thầu sẽ được xác định theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và gồm các nội dung tương tự như trong hồ sơ dự thầu. Nội dung về năng lực dự thầu, hay hồ sơ về năng lực dự thầu không phải là nội dung bắt buộc phải có trong hồ sơ dự thầu mà chỉ là nội dung được yêu cầu tùy theo từng hồ sơ mời thầu.
Thông thường, hồ sơ năng lực dự thầu thường sẽ gồm ba nhóm giấy tờ, tài liệu chủ yếu như:
- Tài liệu liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, ví dụ như: Đăng kí kinh doanh của nhà thầu, giấy tờ xác nhận về việc không nợ thuế; báo cáo tài chính; văn bản xác nhận nhà thầu không nằm trong trường hợp cấm thầu; hay kết quả xác nhận việc hoàn thành các hợp đồng tương tự và các giấy tờ khác theo nội dung yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu…
- Tài liệu chứng về đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu.
- Tài liệu về đề xuất tài chính đối với gói thầu.
Như vậy, tùy vào tính chất, quy mô của từng gói thầu cụ thể, cũng như những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, cũng như điều kiện, đặc điểm cụ thể của nhà thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực dự thầu phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực dự thầu gồm những giấy tờ gì. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!