Hợp đồng ba bên là gì? Quy định và ý nghĩa của hợp đồng ba bên
Bên cạnh hợp đồng dân sự hai bên được sử dụng phổ biến thì còn có hợp đồng dân sự ba bên. Vậy hợp đồng ba bên là gì, được pháp luật quy định ra sao và hợp đồng ba bên mang ý nghĩa pháp lý như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật thương mại năm 2005;
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2016;
Hợp đồng ba bên là gì?
Hợp đồng ba bên thực chất là một dạng hợp đồng được thiết lập và thực hiện bởi các bên trong hợp đồng. Với hợp đồng ba bên, nó là sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Ngay sau khi các bên đạt được sự thỏa thuận thì hợp đồng được xác lập và thực hiện và khi nội dung của hợp đồng đáp ứng được quy định của pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên đã giao kết.
Quy định pháp luật về hợp đồng ba bên
Hợp đồng ba bên phải đáp ứng được các điều kiện sau thì có giá trị pháp lý:
+ Quy định về nội dung của hợp đồng ba bên khi kí kết:
Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015, nội dung của hợp đồng cần đáp ứng được các nội dung chính như sau: Chủ thể tham gia trong hợp đồng là những tổ chức, cá nhân; thể hiện được số lượng của mặt hàng ,chất lượng của mặt hàng ; thể hiện được giá cả cụ thể của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng; Hình thức và phương thức thanh toán giữa ba bên khi kí kết hợp đồng như thế nào ; thể hiện được thời hạn thực hiện hợp đồng và địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng; thể hiện được rõ quyền và nghĩa vụ của ba bên khi tham gia ký kết; thể hiện được về trách nhiệm của mỗi bên do vi phạm các quy định trong hợp đồng; khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì phương thức giải quyết như thế nào.
+ Quy định về hình thức của hợp đồng ba bên ký kết
Hình thức của hợp đồng có thể là hợp đồng giao kết bằng miệng, hợp đồng giao kết bằng văn bản… Tuy nhiên hợp đồng ba bên chủ thể bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản cụ thể có chữ kí của ba bên liên quan.
Bên cạnh đó, hợp đồng được ký kết phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để tránh những tranh chấp về sau.
Hợp đồng kinh tế ba bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ kí của cả ba bên, trường hợp một trong ba bên ủy quyền kí thay vẫn sẽ được công nhận.
Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên
Hợp đồng mang tính ràng buộc đối với các chủ thể khi tham gia ký kết.
Hợp đồng ba bên chỉ mang giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Các bên khi tham gia kí kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;
- Ba bên khi tham gia kí kết, xác lập xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả ba bên, không có dấu hiệu của sự ép buộc;
- Hợp đồng ba bên kí kết phải đáp ứng các điều kiện về cả mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.
- Nếu một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền được giao.
Hợp đồng ba bên không đáp ứng được các điều kiện trên đây thì sẽ bị vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần dựa trên các nội dung được quy định trong hợp đồng ba bên đã kí kết.
Mẫu hợp đồng ba bên, biên bản cam kết ba bên
Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ mẫu hợp đồng hợp tác ba bên và mẫu biên bản cam kết ba bên mới chuẩn nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. Hợp đồng hợp tác ba bên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày…tháng…năm…
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH BA BÊN
Hôm nay, ngày…tháng…năm…tại …chúng tôi bao gồm các bên như sau:
1. Doanh nghiệp:… (gọi tắt là Bên A)
Địa chỉ:..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…
Do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư…. cấp ngày…
Số tài khoản:… Điện thoại:…
Người đại diện:… Chức vụ:…
Được ủy quyền theo giấy ủy quyền số…ngày… tháng… năm…
2. Doanh nghiệp … (gọi tắt là Bên B)
Địa chỉ:…
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…
Do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư… cấp ngày…
Số tài khoản:… Điện thoại:…
Người đại diện:… Chức vụ:…
Được ủy quyền theo giấy ủy quyền số..ngày… tháng… năm…
3. Ông / Bà:… (Gọi tắt và bên C):
Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân số: …
Ngày cấp: … Nơi cấp: Công an tỉnh …
Hộ khẩu thường trú:…
Địa chỉ liên hệ:…
Số điện thoại:…
Số tài khoản ngân hàng:…
Trên cơ sở thiện chí hợp tác và thỏa thuận giữa các bên, chúng tôi đã tiến hành ký kết những hợp đồng hợp tác sau:
– Hợp đồng Hợp tác sản xuất nông sản “ABC” số … ký ngày … giữa Bên B và Bên C (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Hợp tác sản xuất nông sản”).
– Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất nông sản số … ký ngày …giữa Bên A và Bên B (Sau đây được gọi là “Hợp đồng Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật”).
Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác…
Điều 2. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp tác là … (năm) bắt đầu kể từ ngày… tháng … năm …đến hết ngày… tháng …năm …
Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của ba bên. Trường hợp hết hạn hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận gia hạn (nếu có).
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
– Bên A có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất nông sản là: … đồng (bằng chữ: …) trong thời hạn … ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng này).
– Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là … đồng (bằng chữ: …) trong thời hạn … ngày (kể từ ngày ký kết hợp đồng này)
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:
Bên A được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, trừ đi các chi phí hợp lý (chi phí tại điểm 3.2.2 điều này).
Bên B được hưởng …% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, trừ đi các chi phí hợp lý (chi phí tại điểm 3.2.2 điều này).
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: …
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Chi phí nguyên liệu đầu vào.
– Chi phí thuê mặt bằng, nhân sự, điện nước,…
-…
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực. Báo cáo tài chính công khai.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Các bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: …- Chức vụ:..
Đại diện của Bên B là: … – Chức vụ:..
Trụ sở của ban điều hành đặt tại:…
Điều 6. Rút vốn, đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Trường hợp một trong hai các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, rút vốn trước thời hạn không có lý do chính đáng phải báo trước cho bên còn lại ít nhất …. ngày, thời hạn rút vốn tối thiếu là … tháng kể từ thời điểm báo trước. (Ngoài ra, có thể bị xử phạt tuỳ theo thoả thuận của các bên).
– Trường hợp một trong các bên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng này, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này bất cứ khi nào không giới hạn thời hạn báo trước. Việc rút vốn áp dụng theo nguyên tắc tài chính.
Điều 7. Điều khoản chung
7.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
7.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được thực hiện bằng văn bản và có chữ ký của các bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
7.4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
7.5. Quy định về thương hiệu: Các bên nên có thoả thuận về thương hiệu sử dụng, quyền đối với thương hiệu hoặc định giá thương hiệu.
Điều 8. Hiệu lực Hợp đồng
8.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.
8.2. Hợp đồng này bao gồm … trang không thể tách rời nhau, được lập thành … bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ … bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bên A Bên B Bên C
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2. Mẫu biên bản cam kết ba bên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
………, ngày…..tháng…….năm 20…..
BIÊN BẢN CAM KẾT BA BÊN
(V/v: ……………….)
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ ……………………………………………………………………………….…………;
Hôm nay, ngày….. tháng….. năm ……,chúng tôi gồm các bên sau:
BÊN A: (………………)
Tên công ty:……………………………… ………………………………….……….
Mã số doanh nghiệp:……………………………………………………………….…
Trụ sở chính:…………………………………………………………………………..
Điện thoại:……………………………..Email:………………………………………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:…………………… Chức vụ:………………
BÊN B: (………………)
Tên công ty:…………………………………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………
Trụ sở chính……………………………………………………………………….…
Điện thoại:………………………….. Email:…………………………………….….
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:………………………….. Chức vụ:…….…
BÊN C: (………………)
Họ và tên:………………………………………….. Năm sinh:……………………
CMND/CCCD số:………………Ngày cấp:…../…./….. Nơi cấp:…………………
Nơi ĐKHKTT:……………………………………………………………..….……
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………….……
Điện thoại:………………………….. ………………………………….…….……
Sau quá trình bàn bạc chúng tôi đã đi đến thống nhất các nội dung làm việc ngày …./…./….. tại địa điểm……………………như sau:
1. Thông tin buổi làm việc:
……………………………………………………………………………..………..
………………………………………………………………………………………
2. Nội dung cam kết
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cuối cùng các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dụng của Biên bản và điều khoản của Hợp đồng đã xác lập giữa các bên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh thì các bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và đảm bảo quyền lợi của các bên.
3. Ý kiến các bên ( Nếu có)
………………………………………………………………………………………
Buổi làm việc kết thúc vào hồi….h, ngày…tháng…năm …
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký .Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN C |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân Việt Nam về Hợp đồng ba bên là gì? Quy định và ý nghĩa của hợp đồng ba bên. Nếu còn những vướng mắc về hợp đồng ba bên hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!