Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Hợp đồng cộng tác viên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Hợp đồng CTV có phải là hợp đồng lao động theo quy định pháp luật không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014;
- Luật việc làm năm 2013;
Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên (CTV) được hiểu là việc cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức nhưng không thuộc biên chế của tổ chức đó. Sau khi hoàn thành công việc hoặc căn cứ vào tiến độ thực hiện công việc để nhận thù lao. Như vậy hợp đồng cộng tác viên là sự thỏa thuận của người với vai trò là cộng tác viên với đơn vị, tổ chức về việc làm cụ thể đối với cộng tác viên, có thỏa thuận về vấn đề lương và nội dung công việc.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Hợp đồng lao động là gì? Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012, “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Theo quy định tại điều 22 Luật lao động năm 2012, Hợp đồng lao động có 3 loại như sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Đây là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Đây là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
– Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015, Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
– Theo nhu phân tích trên thì Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Còn trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương.
+ Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, thì cộng tác viên được hưởng các quyền lợi như sau:
Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện.
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.
+ Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động thì cộng tác viên sẽ được hưởng những quyền lợi cụ thể theo quy định của pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!