Hướng dẫn quy trình thi bằng lái xe mới nhất năm 2024
Bạn đang muốn thi lấy bằng lái xe? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục và quy trình thi bằng lái xe được cập nhật mới nhất năm 2024 theo quy định hiện hành, mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư 17/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tải biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31 tháng 05 năm 2017;
- Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2016;
Đối tượng được phép thi bằng lái xe
Đối tượng học lái xe để thi bằng cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
– Đủ tuổi, sức khỏe, trình độ:
- Đủ 18 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2;
- Đủ 21 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng C, FB2;
- Đủ 24 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng D, FC;
- Đủ 27 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng E
Thủ tục và quy trình thi bằng lái xe
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lái xe
Hồ sơ đối với người học lái xe lần đầu gồm có:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe;
- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam;
- Hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe.
Hồ sơ đối với người học lái xe nâng hạng , gồm có:
- Giấy tờ như người học lái xe lần đầu;
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu ở Phụ lục 8 Thông tư 12/2017 và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E
- Bản sao Giấy phép lái xe
Hồ sơ đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt, gồm có:
- Giấy tờ giống với người học lái xe lần đầu;
- Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt.
Học lý thuyết và thực hành tại Trung tâm đào tạo
+ Theo quy định, người thi bằng lái xe A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 sẽ được tự học các môn lý thuyết nhưng phải thực hiện việc đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để ôn luyện, kiểm tra. Riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
Về thời gian đào tạo: Hạng A1 là 12 giờ; Hạng A2 là 32 giờ; Hạng A3, A4 là 80 giờ; Hạng B1 với xe số tự động là 476 giờ, xe số cơ khí là 556 giờ.
về các phân môn kiểm tra: Pháp luật giao thông đường bộ đối với các hạng A2, A3, A4 và Thực hành lái xe đối với các hạng A3, A4.
+ Theo quy định người thi bằng lái xe các hạng B2, C, D, E và bằng lái xe các hạng FB2, FC, FD, FE phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.
Về thời gian đào tạo với hạng B2 là 588 giờ; với hạng C là 920 giờ
Về các môn kiểm tra: Tất cả các môn học trong quá trình học; Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học
Tham gia kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe
– Thi lý thuyết liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe.
– Thi thực hành
- Đối với hạng A1, A2: phải điều khiển xe máy qua 04 bài sát hạch: Đi theo hình số 8; Qua vạch đường thẳng; Qua đường có vạch cản; Qua đường gồ ghề.
- Đối với hạng A3, A4: Phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.
- Đối với hạng B1, B2, C, D, E: Phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch ví dụ như Xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ; Dừng và khởi hành xe trên dốc; Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;…
- Đối với hạng FB2, FD, FE: Điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại.
- Đối với hạng FC: Điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại và ghép xe dọc vào nơi đỗ.
Nhận bằng lái xe
Kết quả thi được công nhận như sau với hạng A1, A2, A3, A4
- Đạt nội dung lý thuyết và thực hành thì được công nhận trúng tuyển;
- Không đạt nội dung lý thuyết không được thi thực hành;
- Đạt nội dung lý thuyết nhưng không đạt nội dung thực hành được bảo lưu kết quả trong 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.
Kết quả thi được công nhận như sau với hạng B1 số tự động, B1, B2, C, D, E và các hạng F:
- Đạt nội dung lý thuyết, lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và thực hành lái xe được công nhận trúng tuyển;
- Không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng;
- Không đạt nội dung lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình;
- Không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được sát hạch lái xe trên đường;
- Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường được bảo lưu kết quả trong 01 năm.
Thí sinh đạt sẽ nhận được giấy hẹn về thời gian và địa điểm nhận bằng lái xe
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hướng dẫn quy trình thi bằng lái xe mới nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Đắc Liễu
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!