Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội năm 2025
Mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi, đối tượng. Vậy để hoạt động, cung cấp mạng xã hội cần những điều kiện gì? Thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký giấy phép như thế nào? Luật Nhân Dân xin hướng dẫn cho các bạn với bài viết dưới đây:
Nội Dung Bài Viết
Tại sao phải xin giấy phép hoạt động mạng xã hội?
Cung cấp dịch vụ mạng xã hội là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi mạng xã hội hoạt động thông qua hệ thống mạng viễn thông internet, các ứng dụng kết nối trên thiết bị di động, có tác động tới mọi lứa tuổi và đối tượng. Mạng xã hội là nơi có thể giao lưu, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn kinh doanh…
Đồng thời, thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội và các quy định xử phạt hành vi hoạt động không xin giấy phép mạng xã hội đã được quy định cụ thể để giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động này. Các quy định điều chỉnh hoạt động này gồm:
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng ngày 15/07/2013;
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng ngày 15/07/2013;
- Thông tư 09/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết về hoạt động Quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội
Bước 1. Chuẩn bị và đáp ứng các Điều kiện sau:
– Điều kiện về kỹ thuật:
- Mạng xã hội phải Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;
- Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;
- Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;
- Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin đối với mạng xã hội.
– Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin:
- Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý nội dung cung cấp trên mạng xã hội;
- Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung phải tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên, có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nước ngoài, có địa chỉ tạm trú ít nhất 6 tháng tại Việt Nam;
- Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung sau khi thành lập và được cấp giấy phép mạng xã hội có trách nhiệm cung cấp số điện thoại liên lạc thường xuyên, địa chỉ email cho cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để phối hợp xử lý ngay khi cần thiết;
- Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ cho cấp phó chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin;
- Tổ chức, doanh nghiệp mạng xã hội phải thành lập bộ phận quản lý nội dung thông tin.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội. Nộp hồ sơ tại Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội;
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13).
Lưu ý: Quyết định thành lập phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội;
- Đề án hoạt động:
Lưu ý: Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính:
- Các loại hình dịch vụ;
- Phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 27/2018/ NĐ – CP;
- Thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
- Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Bước 3: Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội.
Thời gian thực hiện:
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc.
Trên đây là Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép hoạt động mạng xã hội năm 2025. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được tư vấn, giải đáp cụ thể!
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!