Kháng cáo là gì? Thủ tục kháng cáo bản án như thế nào?
Kháng cáo là một thủ tục không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Nhân Dân sẽ cùng các bạn tìm hiểu Kháng cáo là gì và thủ tục kháng cáo như thế nào để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Nội Dung Bài Viết
Kháng cáo là gì?
Để đảm bảo tính công bằng và tránh xảy ra những sai sót trong quá trình xét xử, pháp luật tố tụng cho phép kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, trong khoảng thời gian là 15 ngày, nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xem xét lại bản án đó.
Như vậy, kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định yêu cầu tòa án xem xét lại bản án trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm.
Ai được quyền kháng cáo?
- Trong Tố tụng dân sự thì đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp khởi kiện thì sẽ có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm.
- Còn trong Tố tụng hình sự thì chủ thể có quyền kháng cáo rộng hơn, bao gồm: Bị cáo và người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên); Người bị hại và người đại diện theo pháp luật; Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo; Đương sự và người đại diện theo pháp luật của họ…
Thời hạn kháng cáo
- Quyền kháng cáo chỉ được thực hiện đối với trường hợp các bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành,
- Trong 15 ngày kể từ ngày tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định thì đương sự hoặc những chủ thể khác theo quy định có quyền kháng cáo.
- Đối với trường hợp kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo rút ngắn còn 7 ngày kể từ ngày chủ thể nhận được quyết định của Tòa.
- Nếu đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu cục thì ngày kháng cáo sẽ bắt đầu được xác định từ ngày bưu cục nơi gửi đóng dấu trên phong bì.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp quá thời hạn kháng cáo mà vì lý do chính đáng thì đơn kháng cáo vẫn sẽ được chấp nhận.
Thủ tục kháng cáo
Bước 1:Trong vòng 15 ngày kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm, đương sự, và những chủ thể khác được pháp luật quy định Chuẩn bị Đơn kháng cáo theo những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
- Những nội dung của bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ được xem xét lại ở phiên tòa phúc thẩm, những nội dung không bị kháng cáo sẽ không được xem xét lại nữa. Khi nhận được đơn kháng cáo thì tòa án sẽ xem xét và ra quyết định chấp nhận đơn hoặc trả lại, yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn kháng cáo.
Bước 2: Nộp đơn kháng cáo tới tòa án đã giải quyết sơ thẩm, hoặc có thể nộp lên Tòa án cấp trên trực tiếp để giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết những kháng cáo đó là tòa án cấp trên trực tiếp. Trường hợp là bị cáo đang bị tạm giam thì nộp đơn kháng cáo cho cán bộ quản lý trại tạm giam, tạm giữ và cán bộ quản lý sẽ nhận đơn kháng cáo rồi chuyển đến cho Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã trực tiếp xét xử và ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Ví dụ như nếu bản án được tuyên bởi TAND quận, huyện tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là TAND tỉnh, thành phố.
Lưu ý: đối với việc Kháng cáo quá hạn, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn sẽ quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Trên đây là những nội dung cơ bản về Kháng cáo là gì và Thủ tục kháng cáo bản án như thế nào? Liên hệ với Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Hình sự của Luật Nhân Dân để được tư vấn những khúc mắc một cách cụ thể nhất.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!