Lộ giới là gì và cách xác định lộ giới
Trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, việc xác định lộ giới là điều không thể thiếu. Vậy lộ giới là là và cách xác định lộ giới ra sao? Giờ mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuận; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở do Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2017;
Lộ giới là gì?
Lộ giới còn được gọi là chỉ giới đường đỏ được xác định từ tâm đường sang hai bên đến điểm cuối cùng của con đường và là đường phân chia ranh giới giữa phần đất đã có quy hoạch của nhà nước để rành riêng cho đường bộ hoặc các công trình, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng, lề đường, vỉa hè với phần đất dùng để xây dựng công trình nhà ở của người dân.
Cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm cắm mốc lộ giới theo quy chuẩn cụ thể:
- Nơi tập trung dân, thị trấn, huyện, xã thì cứ 100m cắm 1 cột mốc giới lộ;
- Ở khu vực ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.
- Nơi có địa hình hiểm chở chỉ cắm ở một số điểm sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được hành lang an toàn đường bộ.
Việc cắm mốc lộ giới nhằm xác định cụ thể phần diện tích được phép xây dựng công trình, nhà ở và phần diện tích dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ cũng như diện tích công cộng mà nhà nước đã quy hoạch.
Cách xác định mốc lộ giới đất
- Thứ nhất, cần nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
- Thứ hai, mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
- Thứ ba, từ lộ giới, xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.
- Thứ tư, xác định được khoảng lùi của công trình sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Tùy thuộc vào độ cao của các công trình nhà ở được thiết kế mà nhà ở được thiết kế khoảng lùi lỗ giới khác nhau, cụ thể:
+ Tuyến đường lộ giới dưới 19m
- Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
- Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
- Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.
- Công trình cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
+ Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:
- Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
- Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
- Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
+ Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên
- Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giới
- Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Lộ giới là gì và cách xác định lộ giới. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!