Luật Giáo dục năm 2024: Những quy định nổi bật cần biết
Dưới đây là tổng hợp những quy định nổi bật đáng chú ý của Luật giáo dục, được quy định chi tiết bởi các văn bản hướng dẫn mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời các bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Những quy định nổi bật trong Luật Giáo dục cần biết
1. Miễn học phí theo lộ trình đối với học sinh THCS
Học phí được hiểu là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo, theo quy định pháp luật hiện hành thì học sinh tiểu học không phải đóng học phí.
Theo quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019, về việc miễn học phí đối với các đối tượng cụ thể như sau:
- Miễn học phí đối với học sinh tiểu học trường công lập; trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
- Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng nêu trên và học sinh THCS được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Như vậy, học sinh trung học cơ sở học theo lộ trình mà Chính phủ quy định sẽ được miễn học phí.
2. Trượt tốt nghiệp THPT nhưng vẫn được xác nhận hoàn thành chương trình học.
Theo quy định, với học sinh học hết chương trình trung học phổ thông(THPT) đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp nhưng không dự thi hoặc không đỗ tốt nghiệp thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận này được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp khác.
3. Sinh viên tốt nghiệp sư phạm không làm đúng ngành phải hoàn trả học phí
Theo quy định tại khoản 4 điều 99 Luật giáo dục năm 2019, đối với sinh viên sư phạm thì được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học thay vì không phải đóng học phí như hiện nay.
Sau 02 năm tốt nghiệp mà không làm đúng ngành hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
4. Nâng cao trình độ được đào tạo của giáo viên
- Với giáo viên mầm non phải Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Với Giáo viên tiểu học, THCS, THPT, phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Nếu chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Với giảng viên đại học, phải có bằng thạc sĩ
5. Khuyến khích biên soạn nhiều sách giáo khoa
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Luật Giáo dục đã khuyến khích xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa theo đó, mỗi môn học có thể có một hoặc nhiều sách giáo khoa.
Sẽ có Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa theo từng môn học từng cấp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập. Hội đồng gồm Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.
6. Sinh viên hệ cử tuyển được bố trí việc làm sau tốt nghiệp
Theo quy định, người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học, được xét tuyển và bố trí việc làm
Chế độ cử tuyển được áp dụng với các đối tượng cụ thể sau đây:
- Người dân tộc thiểu số rất ít người;
- Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
7. Có 03 trường hợp công nhận văn bằng nước ngoài
Có ba trường hợp được công nhận văn bằng nước ngoài đó là:
- Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục;
- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu, hợp tác, liên kết đào tạo;
- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hợp tác tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục.
Việc công nhận văn bằng phải được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những quy định nổi bật trong Luật Giáo dục cần biết. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!