Luật Hộ tịch mới nhất năm 2024: Những quy định nổi bật
Luật hộ tịch mới nhất năm 2024 có những điểm nổi bật gì đáng chú ý? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2015;
- Thông tư 15/2015/TT-BTP HƯỚNG DẪN lUẬT hỘ TỊCH VÀ nGHỊ ĐỊNH 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch do Bộ trưởng bộ tư pháp ban hành.
Các vấn đề liên quan đến hộ tịch
Theo quy định của pháp luật, hộ tịch bao gồm các sự kiện như khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, xác nhận cha, mẹ, con…hay việc xác nhận tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện đó sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi và Sổ hộ tịch – đây là cơ sở pháp lý để quyền và lợi ích pháp lý của mỗi cá nhân được nhà nước bảo hộ – đồng thời đây là phương pháp để nhà nước thực hiện quyền quản lý dân cư.
– Các sự kiện cụ thể mà cá nhân phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dựa theo Luật hộ tịch năm 2014, các sự kiện đó bao gồm:
- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch như: khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, xác định và nhận cha, mẹ, con…
- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
- Công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Những quy định nổi bật, đáng chú ý trong Luật Hộ tịch
1. Không bắt buộc đăng ký hộ tịch tại nơi cư trú
- Theo quy định tại khoản 4 điều 5 Luật hộ tịch năm 2014, người dân có thể đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Như vậy có thể thấy, thẩm quyền đăng ký hộ tịch đã được mở rộng, điều này thay đổi theo hướng tích cực, tạo nhiều điều kiện thuận lợi, giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại cho người dân.
- Các sự kiện như ăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.. ngoài việc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, nay còn thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thủ tục giảm
- Thời hạn để giải quyết đăng ký hộ tịch giảm đáng với hầu hết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch.
- Với những sự kiện phức tạp, đã có thời hạn được quy định rõ tại Luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Với những sự kiện không quy định thời hạn cụ thể thì được giải quyết trong ngày, hoặc đến ngày tiếp theo.
- Mỗi cá nhân có thể lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch ( Nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi sinh sống)
3. Nhiều thủ tục hộ tịch được miễn đăng ký
Theo quy định của Luật hộ tịch, một số trường hợp sau đây được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch:
- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
- Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn;
- Đăng ký giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
4. Giấy ủy quyền làm giấy tờ hộ tịch giữa những người thân không cần chứng thực
Theo quy định tại điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP, việc ủy quyền đăng ký các việc hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch được thực hiện như sau:
- Việc ủy quyền phải lập thành văn bản
- Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền: văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực nhưng người đó phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền
- Các trường hợp khác: văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật
5. Trích lục hộ tịch có thể thay thế nhiều loại giấy tờ hộ tịch khác
Theo quy định, bản chính trích lục hộ tịch có giá trị như bản gốc (được cấp sau khi đăng ký hộ tịch cùng với bản chính). Cá nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch – thủ tục cấp lại trích lục hộ tịch được thực hiện theo quy định tại điều 62, 63,64 Luật hộ tịch.
6. Cấp số định danh cá nhân sau khi đăng ký khai sinh
Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Luật hộ tịch và điều 14 nghị định 137/2015/NĐ-CP, việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ được thực hiện như sau:
– Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh của trẻ vào Sổ hộ tịch;
– Cập nhật các thông tin đó vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Lấy số định danh cá nhân cho trẻ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những quy định nổi bật đáng chú ý trong Luật Hộ tịch mới nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
quy trình thu hồi, hủy giấy khai tử do cấp 02 lần