Luật sở hữu trí tuệ năm 2025: Những nội dung nổi bật
Dưới đây là tổng hợp những quy định nổi bật đáng chú ý của Luật sở hữu trí tuệ, được quy định chi tiết bởi các văn bản hướng dẫn mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời các bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 02 năm 2018.
Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ?
Trên cơ sở quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, gồm 3 nhóm quyền chính (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng), chủ thể các quyền này có thể là cá nhân, tổ chức.
Cần phân biệt được chủ sở hữu và người tạo ra tài sản trí tuệ.
Những nội dung nổi bật đáng chú ý trong Luật sở hữu trí tuệ
1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất
Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, hồ sơ bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm, không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm…;
– Giấy tờ chứng minh đã nộp phí, lệ phí;
– Trong trường hợp không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu cần thêm giấy ủy quyền.
2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền:
– Thẩm định hình thức: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn
– Công bố hình thức trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận về mặt hình thức.
– Thẩm định nội dung, thời hạn 9 tháng kể từ ngày được công bố trên công báo.
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận.
3. Điều kiện đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
– Theo quy định tại điều 84 Luật sở hữu trí tuệ , bí mật kinh doanh được đăng ký bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
4. Thù lao liên quan đến quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 4 điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP các khoản thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất liên quan đến quyền tác giả phải đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:
Bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước;
– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định dựa trên thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng; và được quy định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định;
– Các đồng chủ sở hữu thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.
5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
– Việc cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (khoản 1 điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận là 15 ngày làm việc, nếu cấp đổi thì trong 12 ngày làm việc; cấp lại trong 7 ngày làm việc.
6. Phương thức giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại khoản 3 điều 49 nghị định 22/2018/NĐ-CP, khi phát sinh tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả có thể được giải quyết theo hình thức tố tụng dân sự hoặc trọng tài – theo sự lựa chọn của các bên.
7. Mức phạt khi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Theo điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp; hoặc xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với cá nhân là 250 triệu đồng, với tổ chức tối đa là 500 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những nội dung nổi bật trong Luật sở hữu trí tuệ. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!