Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2025 – Những điều cần chú ý
Theo pháp luật Hiến pháp Việt Nam, mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật tín ngưỡng tôn giáo được ban hành quy định về hoạt động cũng như quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Giờ hãy cùng tìm hiểu những điều cần chú ý trong Luật tín ngưỡng tôn giáo mới nhất qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 do Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tín ngưỡng tôn giáo là gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Theo tôn giáo, còn là là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm các đối tượng như tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Mọi người đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào
Pháp luật ghi nhận quyền tự do, tự nguyện của mỗi người trong việc tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể như sau:
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo và địa điểm hợp pháp khác.
Để đảm bảo triệt để quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng giữa các tôn giáo, pháp luật đã đưa ra những điều cấm trong các hành vi như: cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt nghiêm cấm trong các trường hợp mà tín ngưỡng tôn giáo khi xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; tới đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hoặc là lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.
Điều kiện để được công nhận một tổ chức tôn giáo
Căn cứ vào điều 21 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, khi đáp ứng các điều kiện sau đây thì một tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:
– Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
– Có hiến chương theo quy định;
– Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Quyền của người nước ngoài khi tín ngưỡng tôn giáo
Khi là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt nam, tất nhiên họ cũng được pháp luật Việt nam tôn trọng và bảo vệ, theo đó, họ có các quyền cụ thể sau đây:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hình phạt khi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo
Theo quy định tại khoản 1 điều 64 Luật tín ngưỡng tôn giáo thì khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Quy định này dựa trên quy định gốc từ bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), cụ thể là điều 331 – người nào lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt đến 07 năm tù; điều 164 – người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào có thể bị phạt đến 03 năm tù.
Bên cạnh đó khi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cán bộ công chức có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc tùy vào mức độ vi phạm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về vấn đề Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2025 – Những điều cần lưu ý. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!