Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính trong tâm lý học
Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ tới bạn đọc kiến thức liên quan tới mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính trong tâm ý học để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Nhận thức nói chung là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Theo đó, nhận thức ở mức độ thấp sẽ là nhận thức cảm tính và ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Hai loại nhận thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
– Nhận thức cảm tính được coi là mức độ nhận thức đầu tiên và thấp nhất của con người, phản ánh được những thuộc tính bên ngoài, là những cái trực tiếp tác động tới giác quan của con người, gồm có cảm giác và tri giác.
– Nhận thức lý tính được coi là nhận thức ở mức độ cao hơn của con người. Theo đó nó phản ánh những thuộc tính bên trong hay những mối quan hệ mang tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp, gồm có tư duy và tượng.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Giống nhau:
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng;
- Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.
- Đều tồn tại ở động vật và con người.
- Nhận thưc cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.
Khác nhau:
Tiêu chí | Nhận thức cảm tính | Nhận thức lý tính |
Bản chất về giai đoạn | Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. | Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. |
Đặc điểm | – Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. — Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật. –Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. |
– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. – Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. |
Quan hệ lẫn nhau | Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển. |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính trong tâm lý học. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!