Môi trường là gì? Gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
Vấn đề bảo vệ môi trường đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hãy cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu về khái niệm Môi trường là gì và những hành vi xâm hại, phá hoại môi trường bị xử lý như thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Môi trường là gì?
– Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 định nghĩa Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
– Môi trường được tạo thành từ các thành phần môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Ô nhiễm môi trường là gì?
– Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”.
– Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Sự cố môi trường là gì?
– Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
– Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
– Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
– Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
– Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
Gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
– Những hành vi gây ô nhiễm bị nghiêm cấm
+ Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
+ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
+ Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường
+ Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Bên cạnh đó, người gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
– Ngoài ra, tùy mức độ, người gây ô nhiễm môi trường còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 235 Bộ Luật Hình sự 2015, theo đó có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Trên đây là tư vấn về môi trường là gì? và Gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào? Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng, tận tình.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!