Một số lưu ý mới cần biết trong Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019
Luật phòng chống tác hại rượu bia mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019 có nhiều thay đổi mới. Đó là những quy định nào mà người dân cần lưu ý thực hiện? Dưới đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ tới bạn đọc về những quy định mới mà người dân cần lưu ý thực hiện liên quan tới Luật phòng chống tác hại của rượu bia, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 được ban hành ngày 14/6/2019 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.
Các phụ huynh không được “sai” con cháu mình đi mua rượu bia
Theo quy định tại Điều 5 Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 cấm “Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia”, cấm “Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi”. Như vậy người dưới 18 tuổi không được uống và cũng không được đi mua tại các các cơ sở bán rượu, bia như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn…
Trước đây cũng có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, tuy nhiên còn hạn chế, chẳng hạn như tại khoản 5 điều 7 Nghị định 105/2017/NĐ-CP “Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh rượu.”
Thì tới Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019, đã nghiêm cấm triệt để việc bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Đã uống rượu bia thì không được lái xe
“Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” bị nghiêm cấm thực hiện đã được luật hóa.
Bên cạnh đó, Luật phòng chống tác hại rượu bia, còn nghiêm cấm các hành vi như: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; Cung cấp thông thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe…
Quán nhậu hỗ trợ gọi taxi cho khách sau khi uống rượu, bia
Điều 32, Khoản 6 Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019: “Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia”.
Không mở mới điểm bán rượu, bia gần trường học, bệnh viện
Từ ngày 01/01/2020 cấm không được mở mới các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông (khoản 7 Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019)
Không quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng”
Đối với rượu bia có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm quảng cáo. Đối với quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật:
- Không quảng cáo trên truyền hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài…
- Không quảng cáo trên báo nói, trên truyền hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em;
- Không quảng cáo trên phương tiện giao thông…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Một số lưu ý mới cần biết trong Luật phòng chống tác hại rượu bia năm 2019. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!