Người lao động có được thỏa thuận mức đóng BHXH không?
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động. Vậy có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động với công ty không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2017;
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Chính phủ ban hành 22 tháng 08 năm 2013;
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, theo đó có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
NLĐ có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội không?
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là cơ sở của mức hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động – đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Như vậy có thể thấy, trong quan hệ lao động, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm xã hội.
Khi thỏa thuận, các bên cần lưu ý những nội dung căn bản sau đây:
+ Các bên chỉ được thỏa thuận mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội mà không được thỏa thuận tỷ lệ đóng.
+ Theo quy định tại điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Mức lương để đóng bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm đóng với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn nhất trong điều kiện làm việc bình thường và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở. Theo đó, mức lương tháng tối thiểu để đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.18 triệu đồng
- Vùng II: 3.71 triệu đồng
- Vùng III: 3.25 triệu đồng
- Vùng IV 2.92 triệu đồng
+ Theo quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định 95/2013. nếu việc thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm xã hội mà hôn đúng mức quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về thắc mắc người lao động có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội không. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!