Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức
Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ về những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ công chức và Luật viên chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức cần biết
1. Cán bộ công chức nghỉ hưu có thể bị kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã từng làm
Nội dung luật sửa đổi, bổ sung nhấn mạnh rằng sau khi cán bộ, công chức đã nghỉ việc , nghỉ hưu vẫn có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm”.
Cụ thể tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, nêu rõ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
Bao gồm các trường hợp có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020 cũng được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Bỏ chế độ “biên chế suốt đời” đối với viên chức
Viên chức vẫn làm việc theo chế độ của hai loại hợp đồng đối là Hợp đồng không xác định thời hạn và Hợp đồng xác định thời hạn.
Với Hợp đồng không xác định thời hạn hay còn được gọi là “chế độ biên chế suốt đời” của viên chức sẽ không còn được áp dụng với các đối tượng mới được tuyển dụng từ ngày 01/7/2020.
Do đó, việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp đó là:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
( Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 sửa đổi, bổ sung Điều 25 Luật Viên chức)
3. Cán bộ, công chức tham nhũng đương nhiên bị buộc thôi việc
Luật sửa đổi bổ sung đã bổ sung thêm nội dung về việc xử lý cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng. Cụ thể, công chức sẽ bị buộc thôi việc trong 02 trường hợp sau đây:
– Bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo;
– Bị kết án về tội phạm tham nhũng;
4. Kéo dài thêm thời hạn hợp đồng làm việc của viên chức lên tới 60 tháng
Luật sửa đổi đã nâng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn của viên chức từ 36 tháng như quy định hiện nay lên 60 tháng. Theo đó, hợp đồng xác định thời hạn là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng với những người mới trúng tuyển viên chức.
Cần lưu ý rằng, trước khi hết thời hạn 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng với viên chức.Viên chức đã đáp ứng được các yêu cầu và đơn vị còn nhu cầu thì bắt buộc phải ký tiếp hợp đồng, nếu từ chối thì cần có văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bổ sung thêm trường hợp tuyển dụng vào công chức
Việc tuyển dụng công chức qua hình thức thi tuyển, trừ trường hợp xét tuyển là người có phẩm chất, trình độ và năng lực, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…(Theo quy định tại Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008)
Luật sửa đổi bổ sung đã bổ sung thêm hình thức xét tuyển đối với một số trường hợp như:
– Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;
– Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.
Không chỉ vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể tiếp nhận các trường hợp:
– Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Cán bộ, công chức cấp xã;
– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức;
– Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước…
– Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
6. Nới lỏng thêm các điều kiện xem xét viên chức nghỉ hưu
Việc nới lỏng thêm các điều kiện xem xét viên chức nghỉ hưu được thể hiện như sau:
– Đã quy định theo hướng loại bỏ nội dung “không giải quyết nghỉ hưu” ra khỏi điều luật đối với việc giải quyết nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố.
– Khi viên chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo vẫn có thể được bổ nhiệm lại nhưng không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng
7. Tiến hành công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức ở nơi làm việc
Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Điều 29 Luật Cán bộ, công chức, căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức vẫn được phân loại thành 04 mức. Kết quả này được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, thông báo đến người được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đối tượng này công tác.
8. Đánh giá viên chức thông qua công việc, sản phẩm cụ thể
Nếu như ở văn bản luật cũ – Điều 41 Luật viên chức 2010 thì việc đánh giá viên chức chỉ được xem xét ở kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; thái độ phục vụ nhân dân… thì nay đã được quy định rõ theo từng công việc, sản phẩm cụ thể. Đây là cơ sở để tạo sự rõ ràng, thuận lợi hơn trong việc đánh giá viên chức
9. Có 04 trường hợp công chức không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là gì? Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.
Thời hiệu áp dụng với công chức là 24 tháng. Tuy nhiên đẻ phù hợp hơn với thời với thực tiễn thì Luật sửa đổi bổ sung đã kéo dài thời hiệu cụ thể hơn:
- 02 năm nếu bị kỷ luật khiển trách;
- 05 năm với các hành vi không thuộc trường hợp bị khiển trách.
Đặc biệt,là bổ sung thêm 04 hành vi không áp dụng thời hiệu xử lý như:
– Cán bộ, công chức là Đảng viên vi phạm đến mức bị kỷ luật khai trừ;
– Vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
– Xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Bên cạnh đó, thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức cũng kéo dài thêm, cụ thể:
– Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày (hiện nay là 02 tháng);
– Nếu vụ việc có tình tiết phức tạp cần phải thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày (hiện nay đang là 04 tháng)…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân Việt Nam về Những điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!