Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập
Doanh nghiệp khi vừa đăng ký thành lập cần phải nộp một số loại thuế, lệ phí theo quy định. Vậy đó là những loại thuế, lệ phí nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài do Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2016;
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
- Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008;
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
- Luật thuế tài nguyên năm 2009;
- Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Sau khi thành lập doanh nghiệp phải nộp những loại thuế gì?
a. Thứ nhất, lệ phí môn bài
Mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống mức đóng là 03 triệu đồng/năm
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng mức đóng là 02 triệu đồng/năm;
- Riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp (A)
Cách tính mức thuế phải đóng như sau:
A = (Thu nhập tính thuế) x (Thuế suất thu nhập doanh nghiệp)
Trong đó, mức thuế suất căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu đến 20 tỷ đồng – thuế suất 20%;
Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng – thuế xuất 22%;
Doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam – thuế suất 32% – 50%.
c. Thứ ba, thuế giá trị gia tăng (B)
Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Có hai phương pháp tính thuế đó là:
Khấu trừ (K) : B = (Thuế GTGT đầu ra) – (Thuế GTGT đầu vào)
B = (GTGT của hàng hóa) x (Thuế suất GTGT của hàng hóa đó)
Thông thường thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10%
d. Thứ tư, thuế xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.
Các phương pháp tính thuế như sau:
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
- Phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
e. Thứ năm, thuế tài nguyên (C)
Các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên theo quy định tại điều 2 Luật thuế tài nguyên năm 2009 thì phải nộp loại thuế này:
Mức đóng được xác định như sau:
C = (Sản lượng tài nguyên tính thuế ) x (Giá tính thuế) x (thuế suất)
g. Thứ sáu, thuế tiêu thụ đặc biệt (D)
Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định,
D = (Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) x (Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải nộp những loại thuế gì. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!