Những lưu ý đặc biệt với di chúc có yếu tố nước ngoài
Di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc như thế nào? Có những điểm gì cần lưu ý đối với di chúc có yếu tố nước ngoài? Để làm rõ những vướng mắc này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Công chứng năm 2014;
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 08 năm 2011;
Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi – hình thức thể hiện thông qua di chúc miệng hoặc bằng văn bản (không thể lập bằng văn bản thì mới sử dụng hình thức di chúc miệng)
Di chúc có yếu tố nước ngoài được hiểu là di chúc có một số đặc điểm liên quan tới nước ngoài như sau:
- Người lập di chúc và người nhận thừa kế theo di chúc là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Địa điểm lập di chúc ở nước ngoài;
Những lưu ý đặc biệt với Di chúc có yếu tố nước ngoài
Hiệu lực của di chúc được lập ở nước ngoài
Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các tiêu chí để di chúc được coi là hợp pháp, gồm có:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Về hình thức, di chúc bằng bản phải được công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng (nếu không có người làm chứng thì người để lại di chúc phải tự viết và ký tên); Di chúc bằng miệng phải có ít nhất 02 người làm chứng và 02 người này phải ký tên, điểm chỉ vào bản di chúc miệng đó.
Trường hợp di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó thì có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực (Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015).
Di chúc bằng tiếng nước ngoài có cần công chứng không?
Pháp luật dân sự quy định di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng mà không giới hạn về chữ viết và ngôn ngữ. Do đó, di chúc có thể thể hiện bằng tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 6 Luật Công chứng năm 2014, di chúc được công chứng, chứng thực thì phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Như vậy, nếu di chúc không công chứng, chứng thực thì có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài .Còn di chúc qua công chứng thì bắt buộc phải là tiếng Việt.
Điều 372 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định khi công bố di chúc, di chúc bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải có chứng thực hoặc công chứng.
Có được phép để lại di chúc cho người nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015, người để lại di chúc có quyền “Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.” do đó, người để lại di chúc hoàn toàn có thể để lại di chúc cho người nước ngoài.
Người nước ngoài có thể lập di chúc ở Việt Nam không?
Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng người lập di chúc là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Đồng thời hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập (theo quy định tại Điều 681 Bộ luật dân sự)
Như vậy, khi để lại di chúc thì người nước ngoài cần phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và năng lực pháp luật của người lập di chúc phải phù hợp theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi đi công chứng có yếu tố nước ngoài
Cần chuẩn bị:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản;
– Dự thảo di chúc (nếu có);
– Giấy tờ nhân thân:
- Giấy tờ chứng minh về quốc tịch như giấy chứng minh nguồn gốc Việt Nam, giấy chứng nhận có hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…(đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam, giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi như giấy khám sức khỏe, chứng minh nhân dân của người phiên dịch…(đối với người nước ngoài)
- Một số loại giấy tờ khác.
3 loại tài sản cần lưu ý trong di chúc
- Nhà ở:
Với tài sản là nhà ở thì người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở được quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó.
- Đất ở:
Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì cũng có quyền sở hữu đất ở gắn liền với nhà ở tại Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở.
Đối với người nhận thừa kế theo di chúc sẽ không được cấp Giấy chứng nhận nếu:
– Là người nước ngoài;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam.
Họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.
- Tiền mặt:
Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định về việc thừa kế di sản theo di chúc là tiền mặt mà người hưởng di sản muốn mang theo ra nước ngoài thì phải khai báo cơ quan Hải quan khi giá trị trên:
– 5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– 15 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những lưu ý đặc biệt với di chúc có yếu tố nước ngoài. Nếu còn những vướng mắc liên quan tới vấn đề lập di chúc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!