Những lưu ý về vấn đề tăng ca của người lao động
Tăng ca hay làm thêm giờ là điều thường gặp khi doanh nghiệp cần đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh. Vậy cần lưu ý những gì khi tăng ca? Người lao động làm việc ngoài giờ được hưởng những quyền lợi như thế nào? Để giải đáp vấn đề này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2015;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017;
Những lưu ý về vấn đề tăng ca của người lao động.
1. Khi nào được tính là tăng ca cho người lao động?
Thời gian tăng ca (làm thêm giờ) là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc thông thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của doanh nghiệp.
Theo đó, tại Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012 quy định rằng người sử dụng lao động có quyền quy định chế độ làm việc theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần. Nếu làm việc theo ngày thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần và nếu làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ/ngày và cũng không quá 48 giờ/tuần.
2. Không phải muốn tăng ca bao nhiêu giờ cũng được
Việc tăng ca cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012, cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
3. Phải được sự đồng ý của người lao động.
– Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày (không quá 4 giờ/ngày). Nếu làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm.
Đặc biệt với trường hợp đặc biệt như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm.
4. Quyền lợi của người lao động khi tăng ca là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, mức lương mà người lao động làm thêm giờ được trả, xác định theo công thức sau đây:
(Tiền lương làm thêm giờ) = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm)
Trong đó:
– Mức ít nhất bằng 150% áp dụng với làm thêm vào ngày thường;
– Mức ít nhất bằng 200% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
– Mức ít nhất bằng 300% áp dụng với làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
5. Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu ép người lao động tăng ca
– Pháp luật có quy định về việc tăng ca theo yêu cầu của người lao động trong trường hợp luật định như thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp…, người lao động phải làm thêm giờ vào bất cứ ngày nào và không được từ chối thì mọi trường hợp còn lại, người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ đều bị xử lý.
– Phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt ở mức sau:
- Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng với hành vi Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ quy định; Hoặc huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt.
- Phạt tiền từ 25 – 50 triệu đồng với hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định hoặc quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng tuần.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 tháng.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người sử dụng lao động có thể bị phạt tù tới 12 năm nếu ép người khác làm việc mà làm chết 02 người trở lên hoặc gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ thương tổn của mỗi người từ 61% (theo quy định tại 297 Bộ luật hình sự).
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những lưu ý về vấn đề tăng ca của người lao động. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan tới tăng ca hoặc luật lao động hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!