Những quy định nổi bật về luật công đoàn người lao động cần biết
Dưới đây là tổng hợp những quy định nổi bật đáng chú ý của Luật Công Đoàn, được quy định chi tiết bởi các văn bản hướng dẫn mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời các bạn tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Công đoàn năm 2012;
- Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 Của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2013.
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn do Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2013;
- Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ năm 2014 thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành ngày 04 tháng 03 năm 2014.
Công đoàn là gì?
Theo quy định tại điều 1 Luật Công đoàn năm 2012, công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động khác, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đồng thời, tham gia vào việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. Thành viên của tổ chức công đoàn là những người lao động.
Những quy định nổi bật về luật công đoàn.
* Thứ nhất, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện
Theo quy định tại điều 6 Luật công đoàn, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thay mặt người lao động nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ chính đáng của người lao động trước người sử dụng lao động, do đó việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là rất cần thiết.
* Thứ hai, thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều lệ công đoàn năm 2013 và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ năm 2014, việc thành lập công đoàn phải được thực hiện với thủ tục như sau:
- Trường hợp có 03 lao động trở lên có đơn tự nguyện gia nhập tổ chức CÔng Đoàn thì tự tập hợp, bầu Trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở;
- Trường hợp có 05 người lao động trở lên tán thành Điều lệ Công đoàn và tự nguyện gia nhập thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở;
- Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn, tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở và bầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở;
- Trong thời hạn 15 ngày, từ khi kết thúc Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận đoàn viên và công đoàn cơ sở;
- Sau khi có Quyết định công nhận của công đoàn cấp trên thì hoạt động của công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mới được coi là hợp pháp.
* Thứ ba, Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Theo quy định tại điều 10 Luật công đoàn và Nghị định 43/2013/NĐ-CP, tổ chức công đoàn thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cụ thể như sau:
– Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của mình khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động;
– Cùng với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động;
– Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
– Kiến nghị với cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc bị xâm phạm;
– Đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm;
– Hướng dẫn, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
* Thứ tư, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn năm 2012, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp kinh phí công đoàn, cụ thể, phải nộp phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động – và đóng mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
* Thứ năm, người lao động đóng công đoàn phí công đoàn bằng 1% tiền lương
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 37 điều lệ công đoàn năm 2013 và hướng dẫn tại điều 23 của quyết định 1908/QĐ-TLĐ, mức đóng phí công đoàn của người lao động là 1% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, và tối đa không quá 10% mức lương cơ sở.
Đoàn viên không đóng đoàn phí liên tục trong 06 tháng mà không có lý do chính đáng sẽ bị kỷ luật.
* Thứ sáu, chế độ dành cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp.
- Theo quy định tại điều 24 Luật công đoàn năm 2012, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
- Theo đó, cán bộ công đoàn chuyên trách sẽ do tổ chức công đoàn trả lương, và được đảm bảo các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách được hưởng các quyền lợi sau:
- Được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng nếu là Chủ tịch, phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc/tháng nếu là Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và vẫn được doanh nghiệp trả đủ lương;
- Hợp đồng lao động hết hạn khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách vẫn đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng đến khi hết nhiệm kỳ;
- Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn.
- Ngoài lương do doanh nghiệp trả, cán bộ công đoàn không chuyên trách còn được phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những quy định nổi bật về luật công đoàn. Nếu còn những vướng mắc về Luật công đoàn hay những vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!