Những quyền cơ bản của trẻ em
Trẻ em là đối tượng được pháp luật Việt Nam đặc biệt quan tâm và bảo vệ. Để hiểu rõ hơn những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quy định mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Trẻ em là trong độ tuổi nào?
Theo quy định của Luật trẻ em năm 2016, trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi – là đối tượng chưa thực sự trưởng thành về mọi mặt từ thể chất đến trí tuệ và năng lực hành vi dân sự. Chính vì thế đây là đối tượng cần có sự bảo vệ đặt biệt từ pháp luật cũng như sự bảo vệ và chăm sóc của cha mẹ cùng toàn xã hội.
Những quyền cơ bản của trẻ em
- Thứ nhất, Quyền sống
Theo quy định tại điều 12 Luật trẻ em năm 2016 thì: “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.”
- Thứ hai, quyền được khai sinh và có quốc tịch
Theo quy định tại điều 13 Luật trẻ em năm 2016: “ Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”
- Thứ ba, quyền được chăm sóc sức khỏe
Theo quy định tại điều 14 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.”
- Thứ tư, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Theo quy định tại điều 15 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.”
- Thứ năm, Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
Theo quy định tại điều 16 Luật trẻ em năm 2016: “
1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.”
- Thứ 6: Quyền vui chơi, giải trí
Theo quy định tại điều 17 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.”
- Thứ 7: Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
Theo quy định tại điều 17 Luật trẻ em năm 2016: “
1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.”
- Thứ tám, Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
Theo quy định tại điều 18 Luật trẻ em năm 2016: “
1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.”
- Thứ 9, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Theo quy định tại điều 19 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.”
- Thứ mười, quyền về tài sản
Theo quy định tại điều 20 Luật trẻ em năm 2016. “Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.”
- Mười một, Quyền bí mật đời sống riêng tư
Theo quy định tại điều 21 luật trẻ em năm 2016, “
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”
- Mười hai, Quyền được sống chung với cha, mẹ
Theo quy định tại điều 22 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.”
- Mười ba: Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Theo quy định tại điều 23 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.”
Ngoài ra còn một số quyền khác mà trẻ em được hưởng như quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về các quyền cơ bản của trẻ em. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!