Phân biệt khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?
Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở điểm gì? Mục đích, chủ thể, đối tượng và thời hiệu trong khiếu nại và tố cáo được quy định ra sao? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại và tố cáo là những thuật ngữ quen thuộc trong pháp luật hành chính được quy định cụ thể trong Luật khiếu nại năm 2011 và Luật tố cáo năm 2018. Sau đây là các tiêu chí so sánh sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:
Tiêu chí | Khiếu nại | Tố cáo |
Căn cứ pháp lý | Luật Khiếu nại năm 2011 | Luật Tố cáo năm 2018 |
Khái niệm | Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình. | Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, Nhà nước. |
Mục đích | Khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại. | Tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước,của xã hội, của chủ thể khác. |
Chủ thể thực hiện quyền | – Công dân
– Tổ chức – Cán bộ, công chức Chủ thể thực hiện hành vi khiếu nại là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật. |
– Công dân
Cá nhân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết, bất kể hành vi đó có tác động trực tiếp vào cá nhân đó hay không. |
Đối tượng | Đối tượng của khiếu nại là:
– Quyết định hành chính – Hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. – Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức |
Đối tượng của tố cáo là:
– Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai |
Yêu cầu về thông tin | Người khiếu nại không phải chịu trách nhiệm về thông tin khiếu nại. | Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo.
Nếu không trung thực, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm về Tội vu khống quy định tại Bộ luật Hình sự. |
Thời hiệu | Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật. |
không quy định |
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Phân biệt khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Những máy ghi âm (công khai) nào không được coi là bằng chứng trước pháp luật?