Phân biệt nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào
Nhiều người thắc mắc nguyên quán và quê quán có điểm gì khác nhau. Bài viết sau đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn đọc giải đáp cụ thể thắc mắc này.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2015.
Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014.
Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014.
So sánh nguyên quán và quê quán:
– Theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 7 thông tư 36/2014/TT-BCA , quy định rằng nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trong trường hợp mà không có giấy khai sinh thì sẽ được ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
Trường hợp mà không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Cần phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
– Theo quy định tại khoản 8 điều 4 Luật hộ tịch năm 2014, quê quán của mỗi cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Do đó, quê quán được ghi trong giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc theo tập quán. Khi điền thông tin quê quán vào tờ khai đăng ký khai sinh của con thì cha mẹ căn cứ vào các giấy tờ hộ tịch có ghi quê quán của mình để xác định quê quán của con. Nếu không xác định được cha hoặc mẹ, thì quê quán của con sẽ được xác định theo nơi sinh và sẽ được ghi nhận trong giấy khai sinh.
Lưu ý: Quê quán trong mọi giấy tờ phải giống với ghi trong giấy khai sinh.
Giấy khai sinh chính là tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Nên các hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Nếu nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân mà khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định rằng quê quán trong mọi giấy tờ, hồ sơ cá nhân khác đều phải phù hợp với Giấy khai sinh. Chẳng hạn như khi điền thông tin quê quán trong lý lịch Đảng viên cũng phải giống với trong giấy khai sinh “Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ)…”
Như vậy, có thể nhận thấy, nguyên quán của một cá nhân được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại; còn quê quán thì được xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Nguyên quán khác gì với quê quán. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!