Phân biệt phòng vệ tưởng tượng và phòng vệ chính đáng
Trong hình sự cũng như tố tụng hình sự, phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng cần được xác định rõ ràng để đảm bảo tính khách quan bởi tưởng tượng với phòng vệ chính đáng có nhiều điểm tương đồng. Để giúp bạn đọc phân biệt phòng vệ tưởng tượng với phòng vệ chính đáng, Luật Nhân Dân xin chia sẻ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Chỉ thị 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao.
Phòng vệ chính đáng là gì?
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Phòng vệ chính đáng được định nghĩa như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Phòng vệ tưởng tượng là gì?
– Theo Chỉ thị 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao thì phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội.
Phân biệt phòng vệ tưởng tượng và phòng vệ chính đáng
Về mục đích của việc phòng vệ
– Phòng vệ chính đáng với mục đích nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công.
– Mục đích của hành vi phòng vệ tưởng tượng là nhằm gạt bỏ sự tấn công mà người phòng vệ tưởng tượng ra.
Về giới hạn của hành vi chống trả
– Với phòng vệ chính đáng thì hành vi chống trả thực sự là cần thiết. Theo đó, cần thiết là việc thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp.
– Còn trong phòng vệ chính đáng thì hành vi chống trả là vượt quá giới hạn cần thiết do sai lầm trong việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của sự tấn công, hoặc không có sự tấn công nào cả nhưng đã nhầm tưởng có sự tấn công.
Về trách nhiệm hình sự
– Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, do đó người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Đối với phòng vệ trong tưởng tượng việc gây thiệt hại cho người khác chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Mặt khác, đây là hành vi gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định của pháp luật và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phân biệt phòng vệ tưởng tượng với phòng vệ chính đáng. Nếu còn những vướng mắc về luật hình sự hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!