Phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc đối với viên chức
Sẽ phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc đối với viên chức. Đây là một phần trong nội dung được đề cập tại công văn 1797/VPCP-TCCV về việc báo cáo nội dung về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức của Văn phòng chính phủ ban hành ngày 19/03/2021. Để hiểu rõ hơn về thông tin này mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Những vướng mắc, bất cập và hệ lụy của việc quy định chứng chỉ đối với viên chức
Thời gian vừa qua, một số báo chí phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Đây là câu chuyện của hàng triệu viên chức của nhiều ngành nghề, trong đó có viên chức ngành giáo dục phải ồ ạt đi thi, đi học để bổ sung các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Trong đó, đội ngũ giáo viên trên cả nước cũng có nhiều tâm tư về vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp liên quan đến chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04 do Bộ GDĐT ban hành. Việc đòi hỏi chứng chỉ, bằng cấp đối với viên chức các ngành dẫn đến các hệ lụy như viên chức “rồng rắn” kéo nhau đi học, đi thi hay thậm chí còn có tiêu cực “mua” các văn bằng, chứng chỉ gây bức xúc xã hội.
Hướng giải quyết để “gỡ rối “ những vướng mắc về chứng chỉ đối với viên chức
Công văn 1797/VPCP-TCCV nêu rõ, thời gian vừa qua, một số báo chí phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý viên chức, trên cơ sở đó xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức.
Trong đó, nêu rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp; đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.
Đúng là đã đến lúc chúng ta chấm dứt tình trạng máy móc và hình thức chủ nghĩa trong tuyển dụng, nâng hạng, bổ nhiệm khi chỉ căn cứ vào văn bằng. Bởi, văn bằng nhiều khi không có thực, mà đánh giá trình độ cán bộ phải căn cứ vào năng lực thực tế. Có CVCC có trình độ thật nhưng lại phải đi làm chứng chỉ, hoặc đôi khi phải học lại để được cấp… Do vậy, chủ trương mới này sẽ giúp giảm rất nhiều gánh nặng, bớt thủ tục phiền hà cho viên chức, lại tránh được nhiều tiêu cực nhất là chuyện mua bằng bán điểm.
Do đó, việc Bộ Nội vụ ban hành các quy định như lời của Bộ Nội vụ về văn bằng, chứng chỉ được nhiều ý kiến rất đồng tình.Tuy nhiên, việc này cần phải được đồng bộ giữa các bộ, ngành, đơn vị liên quan tới việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành mình.
Trên đây là những chia sẻ về sẽ phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc đối với viên chức, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay đang gặp vướng mắc pháp luật cần tư vấn, vui lòng liên hệ với luật sư của Luật Nhân Dân để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.