Phòng vệ thương mại là gì? Các biện pháp phòng vệ thương mại?
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phòng vệ thương mại là gì? Mục đích của các biện pháp phòng vệ thương mại? Luật Nhân dân sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu với bài viết dưới đây:
Các hình thức mua bán hàng hóa như xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển khẩu; quá cảnh… có tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nước, cả tích cực và tiêu cực. Để bảo vệ các ngành sản xuất, công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, Chính phủ sẽ quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Nội Dung Bài Viết
Phòng vệ thương mại là gì?
Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Có thể thấy, đối tượng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Áp dụng phòng vệ thương mại
- Phòng vệ thương mại áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
- Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
- Các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phải được công bố công khai.
Các biện pháp phòng vệ thương mại là gì?
Theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.
– Biện pháp chống bán phá giá:
- Là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là biện pháp để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh nội địa.
- Bán phá giá là việc bán giá thấp hơn giá thông thường có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường.
– Biện pháp chống trợ cấp:
- Là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp.
– Biện pháp tự vệ:
- Là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
- Các biện pháp tự vệ bao gồm: áp dụng thuế tự vệ; áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; áp dụng hạn ngạch thuế quan; cấp giấy phép nhập khẩu…
Trên đây là tư vấn của Luật Nhân Dân cho câu hỏi phòng vệ thương mại là gì? Các biện pháp phòng vệ thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được tư vấn.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!