Quy định hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự
Từ xưa đến nay, tử hình là hình phạt nặng nhất, cũng được coi là án phạt cuối cùng để ngăn chặn hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự. Vậy hình phạt tử hình được quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau cùng Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Trường hợp nào thì áp dụng hình phạt tử hình
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì chỉ những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là chung thân hoặc tử hình thì mới phải chịu tử hình.
Như vậy các tội phạm, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi tội phạm để xác định khung hình phạt mà cao nhất là tử hình. Tử hình sẽ là biện pháp cuối cùng, là mức hình phạt nặng nhất mà tội phạm phải chịu – dành cho các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
Pháp luật hình sự nước ta về trước quy định rất nhiều tội áp dụng hình phạt tử hình – đây được coi là hình phạt mang tính chất răn đe cực cao trong xã hội. Tuy nhiên, từ Bộ luật hình sự năm 2015 trở đi đã thể hiện sự nhân đạo của nhà nước trong những quy định loại bỏ hình phạt tử hình ở một số tội như: Tội cướp tài sản; Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội chống mệnh lệnh; Tội đầu hàng địch; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Tội tàng trữ, trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy; Tội hoạt động phỉ.
Tử hình là hình phạt không nhằm mục đích phòng ngừa tái phạm tội mới một cách triệt để từ phía người bị kết án bởi nó tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của người phạm tội. Tuy nhiên đây là hình phạt có khả năng đạt được nhiều hiệu quả cao trong phòng ngừa chung;
Đối tượng không phải chịu án tử hình
Bộ luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trong trường hợp nếu bị kết án thì không thi hành án tử hình với Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Biện pháp thi hành
Trước đó, Luật hình sự quy định biện pháp thi hành hình phạt tử hình bằng biện pháp xử bắn. Tuy nhiên thực tế áp dụng có nhiều bất cập như chi phí thi hành án lớn, việc thi hành án cần tổ chức Hội đồng thi hành án với nhiều người tham gia, hình ảnh xử bắn gây áp lực, ám ảnh tâm lý cho những người thực hiện thi hành án, thân nhân của người bị xử bắn khi nhận lại xác người thân về tiến hành mai táng theo phong tục. Do đó biện pháp thi hành có sự thay đổi, biện phạm đang được quy định thi hành hiện nay là tiêm thuốc độc vào cơ thể tội phạm theo quy định tại Nghị định số 47/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011).
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về hình phạt tử hình theo quy định của pháp luật. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!