Quy định nghỉ bù với chế độ thường trực ngành y tế 24/24h
Sau đây là những quy định về chế độ nghỉ bù của bác sĩ thường trực tại nơi làm việc 24/24h mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Quyết định 73/2011/QĐ-TTg Quy định chế độ phụ cáp đặc thù đối với viên chức, công chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập với chế độ phụ cấp chống dịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011;
- Bộ luật lao động năm 2012;
Quy định về việc nghỉ bù đối với chế độ thường trực ngành y tế 24/24h
+ Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, quy định như sau:
“1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:
a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
– Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
– Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.”
+ Trường hợp nghỉ bù và hưởng lương
Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực, cụ thể như sau:
- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
- Nếu cơ sở khám chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Chế độ tiền lương khi làm thêm giờ
Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012, khi làm thêm giờ thì được tính tiền làm thêm theo đơn giá tiền hoặc tiền lương theo công việc đang làm, cụ thể:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
+ Với chế độ thường trực:
- Thường trực 16/24 thì chế độ nghỉ bù áp dụng được xác định nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
- Thường trực 24/24 vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù 01 ngày.
+ Thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
– 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
– 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
– 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
– 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
- Nếu thường trực theo ca 12/24 giờ thì được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
- Nếu thường trực theo ca 16/24 giờ thì được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quy định nghỉ bù với chế độ thường trực ngành y tế 24/24h. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!