Quyền hiến xác và bộ phận cơ thể của con người
Hiến xác và bộ phận cơ thể con người cho y học ngày nay không còn là vấn đề xa lạ. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan, pháp luật Việt Nam quy định ra sao về vấn đề quyền hiến xác và bộ phận cơ thể? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006;
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
- Quyết định 43/2006/QĐ-BYT ban hành Quy trình kỹ thuật ghép thân từ người cho sống và quy trình kỹ thuật ghép gan từ người cho sống do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006;
Nguyên tắc hiến xác và bộ phận cơ thể
Tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 đã quy định cụ thể về các nguyên tắc hiến xác, bộ phận cơ thể như sau:
– Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo tính tự định đoạt của chủ thể.
– Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
– Không nhằm mục đích thương mại.
Với nguyên tắc này, Bộ luật dân sự cũng có quy định “Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại.”
Đó còn là sự tương thân, tương ái thể hiện truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam
– Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Chủ thể nào có quyền hiến xác và bộ phận cơ thể:
Tại Điều 5 Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
Điều kiện sức khỏe của người hiến: Đây là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc thực hiện hiến bộ phận cơ thể đối với người hiến. Để đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật đã đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra sức khoẻ.
Tuy nhiên trên thực tế áp dụng, pháp luật về hiến xác, bộ phận cơ thể còn nhiều bất cập mà pháp luật chưa có quy định chặt chẽ. Từ đó có một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể như sau:
- Cần có quy định cụ thể về việc bảo đảm an toàn y tế – và đây cần đưa thành nguyên tắc trong việc hiến và lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người.
- Cần mở rộng phạm vi chủ thể, cho phép người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyền hiến nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của họ đồng ý.
- Cần có quy định rõ hơn về việc chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ của người hiến tặng theo hướng như sau: “Được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể tại cơ sở y tế, được khám định kỳ miễn phí và được điều trị miễn phí với những bệnh lý trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra từ việc hiến mô, bộ, phận cơ thể người”.
- Cần có quy định về trình tự thủ tục đối với việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học.
- Cần có quy định để tôn vinh gia đình của người hiến, bởi những người thân thích của người chết đóng vai trò rất quan trọng trong việc người thân của mình có thể hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người.
- Cần có quy định cho phép cá nhân có thể lập di chúc thể hiện ý nguyện hiến xác sau khi chết…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quyền hiến xác và bộ phận cơ thể của con người. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!