Quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm nuôi con của cha, mẹ sau khi đã ly hôn
Quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm nuôi con là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, Luật Nhân Dân sẽ phân tích làm rõ các quyền và nghĩa vụ này giúp những người cha, mẹ chuẩn bị ly hôn biết và vận dụng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật.
Việc thăm nom con thông thường do hai bên tự thỏa thuận với nhau, chẳng hạn như một tuần thăm một lần, hai lần trong những thời gian cố định tại địa điểm cố định. Đó là việc của các bên đương sự thỏa thuận với nhau, nếu có tranh chấp phát sinh thì các bên có thể nhờ đến Cơ quan thi hành án giải quyết.
Việc thăm nom con nhằm tạo sự gần gũi, gắn bó giữa cha, mẹ với con không sống chung. Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của con, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Nội Dung Bài Viết
Nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con như sau
– Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Không được cản trở, gây khó khăn cho người đang nuôi con.
– Cấp dưỡng cho con. Việc cấp dưỡng thực hiện theo thỏa thuận hoặc quyết định của tòa án khi ly hôn.
Xem thêm: 03 hậu quả của việc ly hôn mà các cặp vợ chồng cần biết
Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con như sau
Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Sau khi ly hôn, rất có khả năng người trực tiếp nuôi con vì những mâu thuẫn trước đó nên không muốn tiếp tục giữ bất kỳ liên lạc nào với người còn lại, đồng thời cũng không muốn người không trực tiếp nuôi con gặp gỡ, liên lạc với con. Do đó, pháp luật đặt ra chế tài hành chính nếu người trực tiếp nuôi con ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình, trong đó có quyền, nghĩa vụ thăm nom con của người trực tiếp nuôi con. Theo đó, việc cản trở quyền thăm nom con có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quy định này được đặt ra để hạn chế việc một số người cha, người mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ cha, mẹ con vẫn còn tồn tại. Do đó, cha, mẹ vẫn phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để quyền lợi của con được bảo đảm.
Trên đây là quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm nuôi con của cha, mẹ sau khi đã ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành mà Luật Nhân cung cấp.
Nếu có vấn đề pháp lý nào liên quan cần được giải đáp, hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ ly hôn của Luật Nhân Dân để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất.