Thế nào là sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp?
Sở hữu chéo doanh nghiệp là gì, trường hợp nào không được phép sở hữu chéo? Giờ mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết Luật Nhân Dân chia sẻ dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2015;
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư do Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2016;
Sở hữu chéo doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là một doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và ngược lại, doanh nghiệp B cũng muốn sở hữu doanh nghiệp A.
Các dạng sở hữu chéo phổ biến trên thực tế:
+ Sở hữu gián tiếp thông qua nhiều cá nhân, tổ chức trung gian:
Tức là hai doanh nghiệp sở hữu nhau thông qua một chủ thể trung gian khác, chẳng hạn như doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B, doanh nghiệp B lại sở hữu doanh nghiệp C, sau đó doanh nghiệp C mới trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A.
+ Sở hữu chéo thông qua mối quan hệ vay, tài trợ mà không phải là quan hệ sở hữu:
Các trường hợp không được phép sở hữu chéo
Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc cấm việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Mặc dù vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế, mới chỉ dừng lại ở việc chế tình trạng này do các doanh nghiệp sẽ sở hữu cổ phần của nhau thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán.
Các trường hợp sau đây sẽ bị cấm sở hữu chéo, gồm có:
- Các công ty con của cùng một công ty mẹ bị cấm sở hữu chéo lẫn nhau;
- Công ty con bị cấm sở hữu ngược trở lại công ty mẹ.
Cần lưu ý quy định về công ty con – công ty mẹ: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
+ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
+ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó
Pháp luật đã có quy định cụ thể về việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng này – vi phạm pháp luật thì theo quy định tại Điều 39 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt hành chính có thể từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
- Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
- Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Thế nào là sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!