Thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định mới nhất năm 2024
Thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào? Trường hợp nào phải đăng ký tạm trú và hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Sau đây hãy cùng Luật Nhân Dân giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Cư trú sửa đổi năm 2013;
– Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú.
2. Đăng ký tạm trú
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Có thể hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú.
3. Các trường hợp phải đăng ký tạm trú
Theo quy định tại Khoản 2 điều 30 Luật Cư trú năm 2013 quy định về trường hợp phải đăng ký tạm trú như sau:
“Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì phải tiến hành đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”
Như vậy đối với những trường hợp không đủ điều kiện được đăng ký thường trú tại một trong các địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nơi người đó đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập thì người đó phải tiến hành đăng ký tạm trú theo quy định. Điều này được thực hiện nhằm đảm bảo công tác quản lý nhân khẩu, quản lý dân cư theo quy định thuộc thẩm quyền của công an, đảm bảo công tác quản lý trật tự an ninh trên địa bàn.
4. Thời hạn đăng ký tạm trú
Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến tại nơi sinh sống, công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Nếu quá thời hạn này mà công dân thuộc trường hợp đăng ký tạm trú không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
5. Thủ tục đăng ký tạm trú
a) Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Bản khai nhân khẩu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, cho ở nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên.
Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
b) Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này, cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi bạn tạm trú sẽ nhận hồ sơ và có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký tạm trú của bạn.
Bạn có thể lựa chọn phương thức khai báo tạm trú trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Công an địa phương nếu ở đó đã có kênh đăng ký tạm trú online.
c) Tiến hành đăng ký tạm trú
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2013 và Thông tư số 35/2014/TT-BCA, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ giấy tờ, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi người có yêu cầu đăng ký tạm trú phải cấp sổ tạm trú hoặc giấy đăng ký tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Vậy sổ tạm trú có thời hạn bao lâu? Theo quy định của pháp luật thì sổ tạm trú hoặc giấy đăng ký tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn (24) tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Trong trường hợp cá nhân đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải làm giấy tạm trú mới ở nơi chuyển đến tạm trú.
6. Lệ phí đăng ký tạm trú
Có rất nhiều người thắc mắc rằng, đăng ký tạm trú tạm vắng có mất tiền không? Về vấn đề này, Điều 2 Thông tư số 02/2014/TT-BTC quy định về các loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong đó, khoản 1 Điều này liệt kê trường hợp:
Lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân (đối với công việc do cơ quan địa phương thực hiện).
Như vậy, với khoản phí đăng ký cư trú nói chung và phí đăng ký tạm trú nói riêng, Ủy ban nhân dân của từng tỉnh, thành phố sẽ ban hành mức phí riêng cho phù hợp. Cá nhân đăng ký tạm trú trên phạm vi khu vực của tỉnh, thành phố nào thì sẽ phải nộp phí đăng ký tạm trú theo quy định của địa phương đó.
Trên đây là toàn bộ những quy định hiện hành của pháp luật về thủ tục đăng ký tạm trú mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Nếu còn gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Luật Nhân Dân để được giải đáp.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!